Chiều 15/12 (giờ địa phương), tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Vương quốc Bỉ, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao các biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với các trường đại học, tổ chức hàng đầu tại Bỉ về lĩnh vực giáo dục đại học và đổi mới sáng tạo. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Công chúa Bỉ Asstrid và lãnh đạo các bộ, ngành hai nước chứng kiến lễ ký.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam và trường Đại học Liège trao biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Tại diễn đàn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo với trường Đại học Liège tập trung vào các nội dung trao đổi cán bộ, trao đổi sinh viên, hợp tác mời chuyên gia Bỉ sang giảng dạy, tổ chức hội thảo, và thực hiện dự án nghiên cứu đã được triển khai hiệu quả và bền vững từ hơn 20 năm qua.
Trường Đại học Liège là trường đại học công lập lớn của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp có trụ sở tại Liège, Wallonie, Bỉ. Trường được thành lập vào năm 1817, nổi tiếng nhờ chất lượng giáo dục đào tạo cũng như việc áp dụng những thế mạnh về khoa học kỹ thuật trong giảng dạy. Đây là một ngôi trường năng động, quốc tế dẫn đến sự đa dạng về văn hóa trong cộng đồng người dân Bỉ cũng như trong cộng đồng sinh viên tại trường. Hiện nay, trường có 11 khoa, 5.633 cán bộ và hơn 28.000 sinh viên đang theo học, trong đó 4600 sinh viên quốc tế đến từ 122 quốc gia trên thế giới.
Lĩnh vực nghiên cứu chính của trường bao gồm: Khoa học ứng dụng, thú y, khoa học tự nhiên, luật, y và tâm lý và giáo dục. Trường có tới 471 cơ sở nghiên cứu trong tất cả các chuyên ngành nhằm phục vụ nhu cầu học cho sinh viên cũng như làm nơi nghiên cứu sáng chế của những nhà nghiên cứu nổi tiếng, và hơn 20 trung tâm nghiên cứu quốc tế được xây dựng lên tại những quốc gia có sự liên kết với đại học Liège. Hiện trường có liên kết và là đối tác với hơn 600 trường đại học ở châu Âu cũng như trên thế giới.
Học viện đã ký với trường Đại học KU Leuven thoả thuận hợp tác trao đổi cán bộ và trao đổi sinh viên thuộc khuôn khổ chương trình Erasmus+ do Ủy ban châu Âu tài trợ nhằm tăng cường học bổng, tạo cơ hội cho sinh viên được học tập tại Bỉ, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành và đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, phát triển các spin off.
Trường Đại học KU Leuven là một trường đại học nghiên cứu độc lập nằm ở thành phố Leuven nói tiếng Hà Lan trong vùng Flanders của Bỉ; được xếp hạng là trường đổi mới sáng tạo số 1 châu Âu. Được thành lập vào năm 1425, trường đại học giảng dạy và nghiên cứu ở nhiều cấp độ về các lĩnh vực như y học, khoa học tự nhiên, luật, kỹ thuật và khoa học xã hội. KU Leuven liên tục được xếp hạng trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Trường có khoảng 58.000 sinh viên mỗi năm. Phần lớn các khóa học được giảng dạy và quản lý bằng tiếng Hà Lan. Các khóa học bằng tiếng Anh chủ yếu là chương trình sau đại học. Nổi bật trong cơ sở vật chất tiên tiến của trường là một trong những hệ thống thư viện lớn nhất nước Bỉ. Các cơ sở vệ tinh cũng được điều hành bởi trường đại học trên khắp đất nước như ở Antwerp, Ghent, Brussels…
Đáng chú ý là Học viện tiếp tục ký kết Thỏa thuận hợp tác với Viện hàn Lâm Nghiên cứu và Giáo dục đại học Bỉ (ARES) về triển khai Dự án hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các trường đại học nói tiếng Pháp Vương quốc Bỉ pha thứ 5 (giai đoạn 2022-2027).
Từ năm 1997, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thiết lập hợp tác với các trường đại học Pháp ngữ Vương quốc Bỉ thông qua Chương trình Hợp tác về thể chế với Cộng đồng các trường đại học nói tiếng Pháp bao gồm: Đại học Liège, Đại học Louvain La Neuve, Đại học Namur, và Đại học tự do Bruxelles. Chương trình hợp tác này kéo dài trên 20 năm gồm 4 giai đoạn với mục tiêu tổng thể là tăng cường năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, các dự án nghiên cứu, đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại các trường đại học khối Pháp ngữ Vương quốc Bỉ và chương trình đạo đạo tại Việt Nam. Đồng thời, Chương trình cũng đã hỗ trợ nâng cấp về cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm), nâng cao hệ thống thư viện.
Gần đây, với sự tài trợ của tổ chức ARES-CCD, chương trình thạc sĩ về kinh tế và xã hội học nông thôn (2011-2016), về công nghệ thực phẩm hợp tác với Đại học Liège đã được tổ chức, bắt đầu từ năm 2014 và kết thúc vào năm 2018. Tính đến năm 2022, tổng số đã có hơn 130 cán bộ Học viện được cử sang Bỉ để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia hội thảo, các khóa tập huấn ngắn hạn.
Đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bỉ là một trong các đối tác hợp tác phát triển lớn nhất, lâu dài nhất và hiệu quả nhất. Ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam, đối tác Bỉ đã chuyển giao nhiều công nghệ nghiên cứu giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao như: giống lợn Petraint kháng stress và giống bò 3B phục vụ sản xuất tại Việt Nam; nghiên cứu sản xuất vaccine thú y; phòng trừ dịch hại cây trồng. Nhiều nghiên cứu về chế biến sâu nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Những ký kết hợp tác với đối tác Bỉ trong chuyến công tác của đoàn Học viện lần này tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các trường đại học và tổ chức phát triển của Bỉ nhằm nâng cao chất lượng và thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đào tạo và nghiên cứu của Học viện.
Theo Báo Nhân Dân
Nhiều địa phương đang triển khai thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mầm non còn nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên...
Là môn học tích hợp kiến thức từ ba môn học cơ bản là vật lý, hóa học, sinh học nên nội dung và yêu cầu bài kiểm tra môn khoa học tự nhiên (KHTN) nhận được sự quan tâm của học sinh lẫn phụ huynh.
Trở thành môn bắt buộc với lớp 3 từ năm nay, nhưng so với tiếng Anh thì môn tin học còn 'bi đát' hơn khi thiếu trầm trọng cả giáo viên lẫn máy tính.
(HBĐT) - "Chúng em là những người con dân tộc Mường Hòa Bình. Được sinh ra, lớn lên tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử và đậm đà bản sắc văn hóa, chúng em vừa tự hào, vừa có động lực để tìm hiểu thêm về quê hương. Vì thế, vừa qua, chúng em đã cùng nhau thực hiện đề tài khoa học lịch sử nghiên cứu về Lễ hội đánh cá của người Mường Hòa Bình…” – em Sầm Bích Ngọc, học sinh trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh chia sẻ.
(HBĐT) Ngày 9/12, tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ,
Sở GD&ĐT tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) và ngày hội STEM dành
cho học sinh trung học tỉnh năm học 2022 – 2023.