(HBĐT) - Thực hiện phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ năm 2019, Trường Chính trị tỉnh đã triển khai thực hiện đề án "Đưa cán bộ, giảng viên đi thực tế có kỳ hạn ở địa phương, đơn vị”.


Đến nay, sau 4 năm triển khai, có 9 giảng viên Trường Chính trị tỉnh đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn ở các cơ quan, đơn vị cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh. Kết quả bước đầu đã khẳng định tầm quan trọng của công việc này đối với giảng viên nhà trường, định hướng đúng đắn của Tỉnh ủy và nhà trường trong việc nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn mới.

Thông qua hoạt động nghiên cứu thực tế có kỳ hạn, cán bộ, giảng viên đã nắm bắt, cập nhật được thông tin thực tiễn về tình hình phát triển KT-XH ở địa phương, đơn vị; cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị các cấp; tình hình đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương, đơn vị... Trên cơ sở đó lồng ghép, cập nhật thông tin, kiến thức thu được vào bài giảng đảm bảo gắn kết giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường. Bên cạnh đó, trên cơ sở trao đổi, quan sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức; tham dự các cuộc họp, hội nghị ở cơ sở giúp cán bộ, giảng viên rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo, tìm tòi học hỏi trong nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. 

Đối với hoạt động của Trường Chính trị tỉnh, việc đi thực tế có kỳ hạn của cán bộ, giảng viên góp phần đẩy mạnh việc thực hiện phương châm "lý luận gắn liền với thực tiễn” trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; từng bước hình thành đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; giúp cho nhà trường nắm bắt được thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị ở cơ sở và của các cơ quan, đơn vị; nắm bắt được điểm yếu và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức ở các địa phương, đơn vị để tham mưu, đề xuất với tỉnh các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu của tình hình  thực tiễn.

Đối với các địa phương, đơn vị, sau thời gian đi thực tế có kỳ hạn, cán bộ, giảng viên chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị đối với các địa phương, đơn vị về phương hướng, giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức; góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh, hoạt động chất lượng, hiệu quả; nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Cùng với đó, thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi, quan sát, tiếp cận thực tiễn ở các địa phương, đơn vị, cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế góp ý, đề xuất cải tiến quy trình, kỹ năng làm việc của cán bộ, công chức, giúp cho cán bộ, công chức nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ và vai trò, vị trí của việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.


ThS. Khuất Hồng Thuận 
(Trường Chính trị tỉnh)




Các tin khác


Coi trọng chất lượng giáo dục đại học

Thời gian qua, giáo dục đại học đã chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục đại học Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức, như hệ thống giáo dục đại học phát triển không đồng đều, chất lượng đào tạo và ngân sách đầu tư còn hạn chế.

Quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Nghị định số 103/2022/NĐ-CP quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Các tỉnh có những khó khăn gì khi triển khai tiếng Anh cho trẻ mầm non?

Nhiều địa phương đang triển khai thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mầm non còn nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên...

Chương trình mới: Học sinh nên làm gì để đạt điểm cao môn khoa học tự nhiên?

Là môn học tích hợp kiến thức từ ba môn học cơ bản là vật lý, hóa học, sinh học nên nội dung và yêu cầu bài kiểm tra môn khoa học tự nhiên (KHTN) nhận được sự quan tâm của học sinh lẫn phụ huynh.

Dạy tin học nhưng thiếu trầm trọng cả giáo viên lẫn máy tính

Trở thành môn bắt buộc với lớp 3 từ năm nay, nhưng so với tiếng Anh thì môn tin học còn 'bi đát' hơn khi thiếu trầm trọng cả giáo viên lẫn máy tính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục