Tính đến thời điểm này, cả nước có gần 30 trường đại học công bố phương án dự kiến tuyển sinh đại học 2023.
Thí sinh tham dự kỳ thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022. Ảnh: TT.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển sinh 7.500 chỉ tiêu đại học chính quy, với 6 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế (chỉ tiêu dự kiến 5%); xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (chỉ tiêu dự kiến 65%); xét học bạ THPT (chỉ tiêu dự kiến 15%); xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2023 (chỉ tiêu dự kiến 5%); xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2023 (chỉ tiêu dự kiến 10%).
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng dự kiến mở một số ngành như: Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, Ngôn ngữ học.
Năm 2023, Đại học Quốc tế Sài Gòn dự kiến sử dụng 4 phương thức xét tuyển là xét tuyển học bạ lớp 12; xét tuyển học bạ bằng kết quả 5 học kỳ (2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12); xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Đại học Tôn Đức Thắng dự kiến tuyển sinh khoảng 6.000 chỉ tiêu trình độ đại học cho 39 ngành chương trình tiêu chuẩn, 19 ngành chương trình chất lượng cao, 12 ngành chương trình đại học bằng tiếng Anh, 7 ngành chương trình học tại phân hiệu Khánh Hòa và 11 ngành chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Các phương thức tuyển sinh nhà trường sử dụng là xét kết quả quá trình học tập bậc THPT; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường; xét kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và xét tuyển thẳng theo quy định tuyển thẳng của Bộ GD&ĐT.
Trường Đại học Y tế công cộng tuyển sinh dự kiến 805 chỉ tiêu, tăng gần 100 chỉ tiêu so với năm 2022. Trường này tuyển sinh 7 ngành, trong đó Kỹ thuật xét nghiệm y học tuyển nhiều nhất, 215 chỉ tiêu, Y tế công cộng 190 chỉ tiêu và Kỹ thuật phục hồi chức năng 130 chỉ tiêu.
Trường giữ 4 phương thức tuyển sinh như năm 2022 gồm: Xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương thức dùng điểm đánh giá năng lực chỉ dùng để tuyển ngành Khoa học dữ liệu, ba phương thức còn lại áp dụng với tất cả 7 ngành.
Trường Đại học Ngoại thương công bố phương án tuyển sinh 2023, với 6 phương thức xét tuyển dự kiến:
Phương thức 1: Trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia, đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi, thi khoa học kỹ thuật quốc gia, đoạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố lớp 11 hoặc 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia, THPT chuyên. Thời gian tuyển sinh dự kiến của phương thức này là từ ngày 22 đến 31/5/2023. Kết quả tuyển sinh sẽ công bố trước khi thí sinh thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 2: Trường xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập, chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại. Phương thức này cũng tuyển sinh từ ngày 22 đến 31/5/2023. Kết quả tuyển sinh sẽ công bố trước khi thí sinh thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 3: Trường xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Thời gian tuyển sinh dự kiến là vào cuối tháng 7, ngay sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 4: Trường xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế. Nhà trường sẽ tuyển sinh dự kiến vào tháng 8 (theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT).
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức, áp dụng cho 5 chương trình tiêu chuẩn. Phương thức này dự kiến chia thành 2 đợt tuyển sinh. Đợt 1 từ ngày 22 đến 31/5; đợt 2 vào tháng 7.
Phương thức 6: Xét tuyển thẳng (được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT).
Tổng chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh chính quy năm 2023 của Trường Ngoại thương là 4.100 sinh viên cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.
Trước đó, báo Tin tức đã thông tin các trường công bố phương án tuyển sinh 2023. Mời độc giả xem Tại Đây
Theo Báo Tin tức
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử là 3,5%. Tình trạng học sinh sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới đang có dấu hiệu gia tăng.
Thời gian qua, huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia gắn với thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Ngày 22/11, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thảo giáo dục hoà nhập đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 80/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 cho 630 nhà giáo, trong đó có 58 Giáo sư, 572 Phó giáo sư.
Sáng 21/11, tại Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình đã diễn ra khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tỉnh Hòa Bình năm 2023. Dự khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi.
Trường Tiểu học Sông Đà là ngôi trường có bề dày thành tích học tập và rèn luyện trên địa bàn TP Hòa Bình. Thời gian gần đây, nhà trường triển khai hiệu quả mô hình "Giáo dục kiến thức và kỹ năng toàn diện cho học sinh thực hành các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.