(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Theo quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 9, Mục 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì đối với giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ phải đạt yêu cầu theo Khoản 5, Khoản 6, Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động cho thấy việc xác định các loại chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam  hoặc tương đương như  TESOL, TEFL, CELTA ... và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp (Ci, C2) rất khó để đánh giá, xác định được chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ vì không xác định được tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ có đảm bảo đúng quy định không".

Bộ GD&ĐT trả lời: Việc thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động, trong đó có lao động là giáo viên người nước ngoài dạy ngoại ngữ, là một lĩnh vực phải đối diện với vấn nạn chứng chỉ, văn bằng giả hoặc cần phải tra cứu đối chiếu với những tiêu chuẩn quốc tế chưa phổ cập tại Việt Nam. Có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến cho địa phương đặt câu hỏi về chất lượng của tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cũng như chất lượng của nhân sự của các tổ chức.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Chính phủ (qua Bộ GD&ĐT cùng các đơn vị hữu quan) đã xây dựng hành lang pháp lý nhằm kiểm soát ngày càng chặt chẽ về chất lượng của tổ chức đào tạo/cấp chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ.

Các đơn vị thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động có thể tham chiếu thông tin đáng tin cậy từ các tiêu chuẩn chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tương đương với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, một số chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đã được Bộ GD&ĐT công bố tương đương tại Phụ lục tham chiếu văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tuơng đương Bậc 3 và Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ  Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT, ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ÐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ;  Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Một kênh tham chiếu đáng tin cậy khác, đó là Bộ GD&ÐT đã và đang tiến hành công nhận các cấp độ của chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tương đương với các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho  Việt Nam để sử dụng trong tuyển sinh, đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Việc công nhận này chính là một khâu kiểm soát chất lượng của tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ, thông qua hồ sơ của từng đơn vị. Theo đó, các giáo viên là người nước ngoài làm việc cho các tổ chức này phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

Đặc biệt tin cậy, đối với chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ cho người nước ngoài, việc kiểm soát, đánh giá chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ được căn cứ vào kết quả kiểm định của tổ chức đó.
 
Từ căn cứ kết quả kiểm định, Bộ GD&ÐT tiếp tục cụ thể hóa bằng văn bản gửi Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị xem xét và có thể chấp nhận các chứng chỉ trên là chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp đối với giáo viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác.

Với vai trò là cơ quan của Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT, Bộ GD&ÐT đang xây dựng chương trình bồi dưỡng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài có nhu cầu làm việc ở trung tâm ngoại ngữ, trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam. Chương trình dự kiến ban hành vào cuối năm 2023.

Vì các lẽ trên, việc đánh giá, xác định chất lượng của tổ chức cấp chứng chỉ ngoại ngữ, cũng như tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam và giáo viên là người nước ngoài tham gia vào các tổ chức này, là có căn cứ, đảm bảo chặt chẽ, được kiểm soát bằng kết quả kiểm định quốc tế và văn bản quy định của Việt Nam. Tới đây, Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, có chế tài kiểm soát chặt chẽ, khách quan và đảm bảo chất lượng hơn nữa.

H.L (TH)

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục