Ngày 17/2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có công văn gửi đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố về triển khai thực hiện Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong công văn, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm.

Chú thích ảnh
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu các trường tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt. Ảnh minh hoạ

Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Thành phố thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm; có kế hoạch kiểm tra, rà soát; kiên quyết không để xảy ra việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.

Sở cũng nhấn mạnh các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo chất lượng. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.

Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Sở cũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về nội dung Thông tư 29; đồng thời, các cơ sở giáo dục phải nghiêm túc thực hiện các quy định, rà soát và kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo không xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định trong và ngoài nhà trường.

Cùng với đó, kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức và các quận, huyện, Sở Giáo dục - Đào tạo yêu cầu bên cạnh các nội dung trên, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; đồng thời chú trọng công tác quán triệt đến các trường tiểu học về việc tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học theo quy định tại khoản 1, điều 4, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.

Bên cạnh đó, Sở chỉ đạo Thủ trưởng đơn vị điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 2 buổi/ngày đúng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường, bổ sung các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động phát triển năng khiếu (nghệ thuật, thể dục thể thao…), rèn luyện kĩ năng sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương và thời gian đưa đón của cha mẹ học sinh; có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các trường hợp vi phạm quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


TP Thanh Hóa xin ý kiến cho học sinh THCS nghỉ học thứ 7 từ ngày 17/2

Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đơn vị vừa có văn bản gửi Thành ủy, UBND thành phố về việc xin ý kiến cho phép triển khai dạy và học 5 ngày/tuần đối với các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn. Dự kiến thời gian thực hiện từ ngày 17/2/2025.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực với quy mô khoảng 85.000 chỗ.

Lan tỏa phong trào “Sinh viên 5 tốt”

Phong trào "Sinh viên 5 tốt” được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động từ năm 2009 nhằm xây dựng sinh viên toàn diện với 5 tiêu chí: "Học tập tốt”, "Đạo đức tốt”, "Thể lực tốt”, "Tình nguyện tốt”, "Hội nhập tốt”. Xác định tầm quan trọng của phong trào, thời gian qua, Tỉnh Đoàn thực hiện nhiều giải pháp, hoạt động nâng cao chất lượng phong trào. Qua đó hàng năm có thêm nhiều tấm gương "Sinh viên 5 tốt” được tuyên dương, khen thưởng cấp trường, cấp tỉnh.

Giáo dục ý nghĩa Tết cổ truyền cho thiếu nhi

Đối với mọi người, Tết cổ truyền không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình mà còn chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc. Dịp Tết, nhiều trường học đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa như hội chợ Tết, học gói bánh chưng, chơi các trò chơi dân gian... Qua đó không chỉ có giờ ngoại khóa bổ ích mà còn giúp các em thêm hiểu, trân trọng, yêu quý văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hôm nay Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy đợt 2

Từ 9 giờ hôm nay (ngày 1/2), Đại học Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục