Bất chấp suy thoái kinh tế, cử nhân các trường Bách khoa quốc lập ở Singapore vẫn tìm được việc ngay sau khi ra trường. Trong số 10 sinh viên trường Bách khoa tốt nghiệp năm ngoái thì có gần 9 người đã có việc làm
Gần 9/10 cử nhân bách khoa ở Singapore tìm được việc làm ngay sau khi ra trường.
Đó là kết luận được rút ra từ cuộc khảo sát mới đây của 5 trường đại học Bách khoa quốc lập của Singapore (gồm trường Republic Polytechnic, Ngee Ann Polytechnic và Nanyang Polytechnic, Singapore Polytechnic và Temasek Polytechnic).
Theo khảo sát này, tỷ lệ cử nhân đại học có việc làm ở 5 trường đại học Bách khoa quốc lập đạt 88,3%, trong khi đó tỷ lệ có việc làm ở cử nhân tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học đạt 87,7%.
Vì muốn có sự ổn định, ngày càng nhiều cử nhân muốn tìm kiếm việc làm tại khu vực công. Khu vực này cũng bắt đầu đã tuyển dụng mạnh hơn trong năm 2009. Các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục là một trong những lĩnh vực tăng cường quá trình tuyển dụng.
Theo khảo sát trên, 18,9% tân cử nhân bách khoa tìm được việc làm trong dịch vụ dân sự so với tỷ lệ 14,3% vào năm 2008 và 12,3% vào năm 2007. Với những cử nhân bách khoa tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học, tỷ lệ này lên tới 27,3%.
Đặc biệt, ngày càng có nhiều cử nhân chọn các công việc tạm thời hoặc bán thời gian. Lý do là vì một số người muốn chờ đợi những cơ hội việc làm tốt hơn không khi một số khác muốn học lên cao.
Các nhà tuyển dụng cho biết nhiều công ty đang tìm đến những phương thức linh hoạt hơn để quản lý nguồn nhân lực của mình, do đó những công việc thời vụ ngày càng trở nên hấp dẫn.
Theo DanTri
Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), dự kiến, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 sẽ có một số thay đổi. Về đối tượng dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng được mở rộng: Ðã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề và tương đương (học sinh trung cấp nghề, hệ tốt nghiệp THCS, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi đạt các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD và ÐT).
Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức mới, sử dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Giảng viên đại học đồng thời là nhà nghiên cứu, vừa hoạt động giảng dạy vừa hoạt động nghiên cứu. Hai hoạt động này tương hỗ nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên kết quả tổng hợp là nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu, xác định vai trò quan trọng của trường đại học trong phát triển giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm giúp đỡ cho các sinh viên nghèo về quê đón Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng đều có chương trình “Tặng vé xe cho sinh viên về quê đón Tết 2010”.
(HBĐT) - Với hệ thống trường lớp học được mở đến tận bản làng, thôn xóm đã thu hút tối đa học sinh các dân tộc trong tỉnh được đến trường. Năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 108.560 học sinh dân tộc ( chiếm 56,25% học sinh trong toàn tỉnh) ở tất cả các cấp học từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS, THPT đến các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Đó là một trong những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 sẽ được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị thi và tuyển sinh qua cầu truyền hình vào sáng mai, 9-1
Thấy quảng cáo trên báo “hoành tráng”, khi vào học thì sinh viên mới té ngửa vì phải học lại kiến thức cũ. Bỏ mấy tháng trời theo học tốn không ít chi phí, giờ đây với họ bao công sức coi như “đổ sông, đổ bể”.