Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức mới, sử dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Giảng viên đại học đồng thời là nhà nghiên cứu, vừa hoạt động giảng dạy vừa hoạt động nghiên cứu. Hai hoạt động này tương hỗ nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên kết quả tổng hợp là nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu, xác định vai trò quan trọng của trường đại học trong phát triển giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục Việt Nam như triết lý giáo dục, chất lượng giáo dục, cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo dục, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phân cấp trong quản lý giáo dục, triển khai chương trình giáo dục, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phân cấp trong quản lý giáo dục, công bằng xã hội trong giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục... Nghiên cứu phục vụ phát triển ngành giáo dục và đào tạo được triển khai chủ yếu ở các viện nghiên cứu và hệ thống các trường đại học, cao đẳng sư phạm. Chỉ tính trong giai đoạn 2006-2009, các đơn vị này đã thực hiện 40 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước; 760 chương trình, đề tài, dự án cấp Bộ và hàng nghìn đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH và CN) cấp cơ sở. Các nghiên cứu của các đề tài, dự án đã được ứng dụng vào thực tiễn xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách phát triển ngành giáo dục và đào tạo đã mang lại hiệu quả cao.


Có thể nói, hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường  đại học đã đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự phát triển giáo dục nước nhà. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 được hoàn thành từ các kết quả nghiên cứu về khoa học giáo dục của Viện Khoa học Giáo dục và các trường đại học Việt Nam.


Ngoài mục đích nghiên cứu phục vụ phát triển ngành giáo dục và đào tạo, hoạt động KH và CN của các trường đại học còn có mục đích phục vụ phát triển kinh  tế - xã hội của đất nước. Một số đề tài, dự án tiêu biểu được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt trong giai đoạn vừa qua như Ðề tài "Nghiên cứu gây tạo các dòng vật liệu mới để tạo ra các tổ hợp lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng cho các vùng sinh thái miền bắc Việt Nam" do PGS, TS Nguyễn Thị Trâm, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện và chuyển giao thành công công nghệ sản xuất hạt lai F1 của tổ hợp lai Việt Nam TH3-3, TH3-4, mở ra thêm một triển vọng mới trong việc chủ động và  bảo đảm chất lượng nguồn giống lúa trong nước với hợp đồng chuyển giao trị giá mười tỷ đồng. Ðề tài độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bạch Mã" do đại học Huế chủ trì. Các Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trường đại học Nha Trang, Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia thực hiện các nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn và khai thác quỹ gien, bao gồm các hoạt động điều tra khảo sát, thu thập, lưu giữ, đánh giá và khai thác các nguồn gien vi sinh vật, thực vật và động vật ở nhiều địa phương, vùng sinh thái của đất nước. Kết quả đã xác định, đánh giá và lưu giữ, bảo tồn được một số nguồn gien quý phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, y tế và bảo tồn đa dạng sinh học.


Kết quả hoạt động KH và CN của các trường đại học còn thể hiện ở các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín ở trong và ngoài nước, các sách giáo trình, chuyên khảo được xuất bản, số lượng nghiên cứu sinh được đào tạo... Từ năm 2008 đến tháng 6-2009, chỉ tính riêng trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã có 601 bài báo khoa học được đăng ở các tạp chí nước ngoài, 2.575 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí trong nước, chín bằng sáng chế, văn bằng sở hữu trí tuệ được đăng ký bảo hộ.


Tất cả các trường đại học đều được khuyến khích xây dựng các trung tâm dữ liệu tích hợp và tham gia mạng thông tin KH - CN quốc gia. 100% các trường đại học có kết nối in-tơ-nét và duy trì, phát triển các tạp chí khoa học, xuất bản các ấn phẩm khoa học để giới thiệu các kết quả nghiên cứu của các cán bộ, giảng viên. Các trường đại học đã chủ động mời chuyên gia nước ngoài hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu, thành lập các tổ chức chuyên về hợp tác quốc tế, xây dựng kế hoạch chiến lược về hợp tác quốc tế, coi hợp tác quốc tế là con đường ngắn nhất, chi phí thấp để góp phần hiện đại hóa đại học, đẩy mạnh  hội nhập quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thực tế, trong giai đoạn vừa qua, hoạt động hợp tác quốc tế về KH và CN tại các trường đại học đã thu được những kết quả rất lớn, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực việc thực hiện Ðề án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ.


Hoạt động KH và CN của ngành giáo dục và đào tạo trong những năm qua đã bộc lộ một số hạn chế như: Nghiên cứu cơ bản tại các trường  đại học vẫn chưa được phát triển tương xứng với yêu cầu và tiềm năng; đội ngũ cán bộ KH và CN đầu ngành còn mỏng và cán bộ trẻ kế cận thiếu cả về số lượng cũng như kinh nghiệm để đảm đương những nghiên cứu mang tầm quốc gia. Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học thiếu cả về số lượng và chất lượng; cán bộ giảng dạy thiếu động lực để nghiên cứu khoa học, quá tải về công tác giảng dạy; những đề tài, dự án nghiên cứu do các trường đề xuất nhìn chung còn nhỏ, lẻ, tản mạn, thiếu các đề tài, dự án lớn để tạo bước chuyển đột phá về giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội. Nhà nước chưa có cơ chế đặt hàng, giao cho các trường đại học thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược của Nhà nước.


Hoạt động KH và CN của Bộ Giáo dục và Ðào tạo trong năm năm tới sẽ tiếp tục định hướng tập trung phục vụ chiến lược phát triển giáo dục của ngành và các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào những vấn đề sau đây:


Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; nghiên cứu cơ bản nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cần liên kết với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các hoạt động KH và CN; đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH và CN; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KH và CN của các trường phục vụ đào tạo, đặc biệt là đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng hình thành các mô hình liên kết đào tạo - nghiên cứu khoa học và sản xuất; nâng cao năng lực và tạo động lực nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên. Hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực KH và CN mang tính liên ngành, đa ngành để nghiên cứu những vấn đề lớn mang tính chiến lược, tạo chuyển biến đột phá phát triển ngành và phát triển kinh tế - xã hội... Ðó là những biện pháp cần thiết để các trường đào tạo cho đất nước những cán bộ trẻ có kiến thức cơ bản, vừa là những nhà KH và CN luôn chủ động trong việc xây dựng triển khai các đề tài nghiên cứu nhanh chóng có kết quả nghiên cứu  vào cuộc sống.


                                                                                 TS TẠ ÐỨC THỊNH

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục