Học sinh, sinh viên trong tỉnh quan tâm giữ gìn bản sắc VHDT.

Học sinh, sinh viên trong tỉnh quan tâm giữ gìn bản sắc VHDT.

(HBĐT) - Với hệ thống trường lớp học được mở đến tận bản làng, thôn xóm đã thu hút tối đa học sinh các dân tộc trong tỉnh được đến trường. Năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 108.560 học sinh dân tộc ( chiếm 56,25% học sinh trong toàn tỉnh) ở tất cả các cấp học từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS, THPT đến các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

 

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, ngay từ đầu năm học, ngành GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường vùng khó khăn, thực hiện khảo sát chất lượng để phân loại học sinh. Có kế hoạch phân công giáo viên phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém. Triển khai công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, tăng cường tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh cuối cấp THPT nói chung và học sinh các trường nội trú nói riêng. Các nhà trường tích cực tham mưu cho cấp ủy,  chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động xây dựng xã hội học tập, xã hội khuyến học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực hóa của người học, phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc. Đồng thời, triển khai các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, chất lượng giáo dục đại trà có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi về văn hóa ở các trường vùng khó khăn đạt 15%, tỷ lệ yếu kém giảm xuống dưới 5%. Tỷ lệ học sinh dân tộc tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Năm học 2008 – 2009, riêng trường phổ thông DTNT tỉnh có 62% học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng. Toàn tỉnh có 5 học sinh dân tộc đạt giải học sinh giỏi quốc gia lớp 12.

 

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc trong các nhà trường, ngành GD&ĐT đã quan tâm, chăm lo đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là người dân tộc thiểu số. Năm học này, toàn ngành có 6.180 cán bộ, giáo viên, công nhân viên là người dân tộc, trong đó đã có 62% giáo viên mầm non, 98% giáo viên tiểu học, 96% giáo viên THCS và 99% giáo viên THPT  là người dân tộc thiểu số có trình độ đạt chuẩn trở lên. Các huyện đã coi trọng đào tạo đội ngũ giáo viên cắm bản tại các vùng thực sự khó khăn và thực hiện điều động giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán các bộ môn đến trực tiếp giảng dạy tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giúp đỡ cơ sở đổi mới và nâng cao phương pháp giảng dạy, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệnh về lực học giữa các vùng.

 

Công tác giáo dục dân tộc cũng được đặc biệt coi trọng về cơ sở vật chất trường lớp học, thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên công tác tại vùng dân tộc, chính sách tuyển sinh, cử tuyển và coi trọng việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức quần chúng nhằm tăng cường các nguồn lực cho giáo dục vùng dân tộc. Ghi nhận cho những nỗ lực này, đến nay toàn tỉnh đã có 9 trường phổ thông DTNT. Các loại hình trường lớp được đa dạng hóa, nhất là đối với giáo dục mầm non đã phát triển mạnh loại hình trường dân lập, tư thục. Toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, PTCS, THCS đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Từ bước phát triển mới trong công tác giáo dục dân tộc đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh.

 

                                                                    Bình Giang

 

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục