Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh được tăng cơ hội lựa chọn nguyện vọng. Có thể đổi ngành thi ngay buổi thi đầu tiên

Những đổi mới trong công tác thi và tuyển sinh năm 2010 được nêu ra tại hội nghị trực tuyến do Bộ GD-ĐT tổ chức qua 6 điểm cầu truyền hình: Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ sáng 9-1 nhận được khá nhiều ý kiến chưa đồng tình từ đại diện các sở GD-ĐT và trường ĐH, CĐ.


Cơ sở nào để bỏ thi ngoại ngữ ?


“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là lời ví von của ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, về việc Bộ GD-ĐT điều chỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn, thay vì 3 môn như các năm trước (thêm ngoại ngữ).

Theo ông Nghĩa, khi đang thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ thì bộ lại quy định học sinh THPT không phải thi tốt nghiệp bắt buộc môn này là chưa hợp lý.


Rất nhiều đại biểu cho rằng cần phải giữ ngoại ngữ là môn bắt buộc trong kỳ thi THPT. Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, bức xúc: “Cơ sở lý luận nào mà bộ lại quyết định bỏ môn thi ngoại ngữ? Nếu không thi môn này, học sinh sẽ không còn động lực học tốt môn ngoại ngữ”.


Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010 tại đầu cầu truyền hình TPHCM sáng 9-1. Ảnh: T. Uyên


Bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, lo lắng nếu bỏ thi ngoại ngữ thì chất lượng môn học này sẽ đi xuống, không bảo đảm năng lực ngoại ngữ cho công dân trong tương lai.


Trước nhiều ý kiến chưa đồng tình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển lý giải: Toán và ngữ văn là hai môn cơ bản đánh giá năng lực học sinh, còn ngoại ngữ chỉ là công cụ.

Hơn nữa, đội ngũ giáo viên ngoại ngữ chưa bảo đảm nên không thể lấy ngoại ngữ là môn thi bắt buộc. Tuy nhiên, bộ sẽ tiếp thu  ý kiến của đại biểu và tiếp tục điều chỉnh quy chế mang tính khách quan cao hơn.


Khó đổi ngành thi trong buổi thi


Về việc thí sinh (TS) được tăng cơ hội lựa chọn - có thể đổi ngành thi ngay tại buổi đầu tiên trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ - nhiều đại biểu cho rằng sẽ gây khó khăn rất lớn cho các trường.

Ông Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, băn khoăn: “TS có quyền đổi nguyện vọng (NV) ngay trong buổi thi thì thủ tục sẽ thế nào? Làm sao tránh khỏi tiêu cực? Điều này sẽ khuyến khích TS nộp nhiều hồ sơ giống như chơi xổ số, gây khó khăn, rối rắm cho các trường”.


Theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, cho TS đổi ngành thi sẽ tạo ra tiền lệ xấu, khiến cán bộ coi thi phải đảm nhận thêm công việc thay đổi NV và sẽ không hoàn thành tốt việc coi thi.

Ông Nguyễn Ngọc Hợi, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, cũng cho rằng các trường sẽ không thể làm được nếu hàng loạt TS đều yêu cầu đổi NV ngay trong buổi thi. Do đó, chỉ nên điều chỉnh đối với những trường hợp đăng ký sai mã ngành.


Một điểm mới trong thi và tuyển sinh năm 2010 là TS có thể nộp hồ sơ, lệ phí xét tuyển NV 2, 3 trực tiếp tại trường bên cạnh việc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại trước sự điều chỉnh này.

Theo ông Từ Quang Hiển, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, nộp hồ sơ tại trường không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng,  rất dễ nảy sinh tiêu cực.


Đề nghị tăng lệ phí thi


Rất nhiều đại biểu đề nghị Bộ GD-ĐT cần xem xét thay đổi lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi. Ông Nguyễn Ngọc Hợi cho biết với mức thu như hiện nay, các trường không đủ chi, phải liên tiếp bù lỗ. 

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc ĐH Huế, cho rằng nên tăng lệ phí thêm khoảng 10.000 đồng để giải quyết khó khăn cho các hội đồng thi ở cơ sở. Các trường cũng đề nghị bộ nên quy định việc thu lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi gộp một lần để giảm bớt tình trạng TS ảo.


Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đề nghị trong tháng 1-2010, Bộ Tài chính phải báo cáo Chính phủ về việc có nên điều chỉnh tăng lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi hay không.

Trước nhiều ý kiến băn khoăn về những đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2010, Phó Thủ tướng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ có cuộc họp vào chiều 10-1 để  tiếp tục bàn luận xử lý và điều chỉnh kịp thời. 

Được phép hạ điểm chuẩn ?

Theo nhiều đại biểu, cần rút ngắn thời gian xét tuyển NV 2, 3 để tránh việc TS trúng tuyển nhập học quá muộn, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy.

Bên cạnh đó, các trường cũng cho rằng rất khó tính toán trong việc xác định điểm chuẩn để có thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn cấm các trường hạ điểm chuẩn nên đã gây nhiều khó khăn.


Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, việc xác định điểm chuẩn rất khó. Do đó, nếu tuyển không đủ, nên xem xét cho các trường hạ điểm chuẩn theo cách lấy từ cao xuống thấp. Phó Thủ tướng cho biết sẽ bàn lại vấn đề này trong cuộc họp chiều 10-1.

 

 

                                                                            Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục
và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân
phát biểu kết luận hội nghị.
Không có hình ảnh

Hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9-1-1950 - 9-1-2010)

20 giờ ngày 8-1, tại Công viên tượng đài Ðồng khởi tỉnh Bến Tre, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cùng với Ban Thường vụ Tỉnh Ðoàn Bến Tre tổ chức mít-tinh kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viênvà Hội Sinh viên Việt Nam.

Một số thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2010

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), dự kiến, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 sẽ có một số thay đổi. Về đối tượng dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng được mở rộng: Ðã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề và tương đương (học sinh trung cấp nghề, hệ tốt nghiệp THCS, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi đạt các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD và ÐT).

Hoạt động khoa học và công nghệ với phát triển giáo dục và đào tạo

Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức mới, sử dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Giảng viên đại học đồng thời là nhà nghiên cứu, vừa hoạt động giảng dạy vừa hoạt động nghiên cứu. Hai hoạt động này tương hỗ nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên kết quả tổng hợp là nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu, xác định vai trò quan trọng của trường đại học trong phát triển giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội.

Tặng vé xe cho sinh viên 3 miền về quê đón Tết Canh Dần

Nhằm giúp đỡ cho các sinh viên nghèo về quê đón Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng đều có chương trình “Tặng vé xe cho sinh viên về quê đón Tết 2010”.

Bước chuyển mới trong giáo dục dân tộc ở tỉnh ta

(HBĐT) - Với hệ thống trường lớp học được mở đến tận bản làng, thôn xóm đã thu hút tối đa học sinh các dân tộc trong tỉnh được đến trường. Năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh có 108.560 học sinh dân tộc ( chiếm 56,25% học sinh trong toàn tỉnh) ở tất cả các cấp học từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS, THPT đến các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Học phí tính theo tiền đồng VN

Đó là một trong những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 sẽ được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị thi và tuyển sinh qua cầu truyền hình vào sáng mai, 9-1

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục