Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân,

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, "Không thể “mị dân” là học phí không thể cao vì sức dân có hạn".

Tăng học phí, xã hội hóa, vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận trong giáo dục đại học… cần phải được “soi” trong bối cảnh cụ thể.

Đó là ý kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo các Trường ĐH tại TP.HCM trong buổi làm việc với đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 30/1.  

Trường công sống “lay lắt” với học phí hiện tại 

Dẫn chứng từ mức học phí đi kèm chất lượng của 2 trường ĐH Bách Khoa và ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), GS – TS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội, cho biết qua các đợt giám sát, các ĐB nhận thấy nhiều trường công lập đang phải sống “lây lắt” với mức học phí hiện tại - mức học phí mà mọi người đều kêu là "quá cao".

"Thà chúng ta nói rõ ràng với cử tri và ĐB Quốc hội tính toán lại để có một nền giáo dục có chất lượng. Không thể “mị dân” là học phí không thể cao vì sức của dân có hạn”, GS Trân bức xúc.  

GS Phạm Phụ cũng cho rằng, trong bối cảnh mới, yêu cầu mới, không thể vận dụng những nguyên lý cũ và chính sách cũ. Với mức đầu tư cho giáo dục như hiện nay và giả sử Quốc hội chấp nhận toàn bộ đề án mới của Bộ GD - ĐT thì giáo dục ĐH của VN vẫn tiếp tục suy thoái, không đường nào có thể cạnh tranh với nước ngoài được.  

Khi xem xét mức học phí, đa số ĐB Quốc hội đều đặt vấn đề phải căn cứ trên mặt bằng thu nhập của người dân. Nhưng trên thế giới, các nuớc người ta lại có cách đặt vấn đề hoàn toàn khác: phải tăng học phí hay tăng thuế", GS Phạm Phụ nói.  

Tán thành ý kiến này, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng đã đến lúc phải phân loại các trường để có cơ chế quản lý và tài chính thích hợp.

"Khi đó, những trường thu học phí cao mà chất lượng cũng cao tương ứng sẽ có đủ hành lang pháp lý, đủ độ thoáng để cạnh tranh với các trường của nước ngoài. Không làm được điều này thì chính chúng ta sẽ tự trói tay mình”, ông Thi nói. 

Làm rõ lợi nhuận và phi lợi nhuận 

Theo GS Nguyễn Ngọc Trân, Điều 20 của Luật Giáo dục nêu rõ: “Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì hình thức lợi nhuận”, nhưng lại không được chi tiết hóa bằng Nghị định của Chính phủ và bằng các văn bản của Bộ GD - ĐT. Đây có thể sẽ là nơi khởi nguồn cho tham nhũng và tiêu cực.  

Hoạt động lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáp dục phải được làm rõ. Không làm rõ vấn đề này thì ngành giáo dục của chúng ta sẽ trượt dài, quản lý giáo dục của chúng ta sẽ rơi tự do”, GS Trân kiến nghị.  

Còn theo GS Phạm Phụ, trong thời gian tới cần làm rõ khái niệm xã hội hóa và nhấn mạnh vào việc có sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý các trường.  

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng đoàn giám sát, đề nghị đoàn lưu ý ý kiến của các nhà khoa học cũng như những vấn đề đặt ra từ kết quả giám sát như mức đầu tư, quy hoạch đào tạo, quy hoạch gắn với nhu cầu học của nhân dân, phân cấp của Chính phủ với ngành giáo dục, phân cấp của Bộ GD-ĐT cho các trường đại học, các địa phương… 

Còn về xã hội hóa, cần cụ thể hóa về phạm vi và quy mô, tính chất… Tuy nhiên, tính chất này phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục. Định hướng này chính là yêu cầu tối ưu, là nguyên tắc để chúng ta đào tạo được sản phẩm của Việt Nam, mang bản sắc, văn hóa Việt Nam”, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh. 

 

 

                                      Theo Vietnamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bà Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý.

Học bổng SĐH tại HV Khoa học và Công nghệ MASDAR

Học viện Khoa học và Công nghệ MASDAR tại thành phố Abu Dhabi, các Tiểu Vương quốc Ả Rập thồng nhất hiện đang dành nhiều học bổng toàn phần cho các ứng viên xuất sắc trên toàn thế giới đi học sau đại học cho khoa học bắt đầu học kỳ mùa Thu 2010.

Sắp xếp hệ thống trường học ở Thạch Hà

Thạch Hà là huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nhờ cách làm năng động, sáng tạo trong việc xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục; nhất là quy hoạch sắp xếp hệ thống trường lớp một cách phù hợp mà giáo dục ở đây đã chuyển biến đáng kể; là kinh nghiệm cho nhiều địa phương khác tham khảo, học hỏi.

Xã Mông Hóa đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục

(HBĐT) - Xã hội hoá giáo dục – đào tạo, xây dựng xã hội học tập là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, công tác này đã nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền xã Mông Hóa và bước đầu đã đạt được kết quả đáng mừng.

Xây dựng Trường ĐH Việt Đức thành ĐH kiểu mẫu

Chiều 28-1, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến làm việc tại Trường ĐH Việt Đức. Theo báo cáo của trường, năm 2009, quy mô đào tạo của trường là 100 sinh viên, có 20 giáo sư thỉnh giảng với 4 ngành đào tạo cử nhân và thạc sĩ.

Giáo viên sẽ được đánh giá hiệu trưởng

Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn cụ thể một số nội dung việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn hiệu trưởng. Theo đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được 1 tuần chuẩn bị để tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng.

Thêm nhiều cơ hội học ĐH chất lượng cao

Bà Nguyễn Thị Lê Hương, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết năm 2010 sẽ có 35 chương trình tiên tiến được triển khai ở 20 trường ĐH trong cả nước. Trong đó 10 chương trình tiên tiến bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục