Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.

 

Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ với thí sinh cách ôn tập và làm bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
 
Thí sinh cần phải nắm chắc Cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT.
 

Mỗi bài văn cần có luận điểm rõ ràng

Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau:

- Luận điểm phải khoa học, chính xác

- Luậ̣n điểm phải rõ ràng, mạch lạc

- Luận điểm phải có tính hệ thống

- Luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới)

Ví du: Khi đề bài yêu cầu bàn luận một ngạn ngữ Hi Lạp:

"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì rất ngọt ngào"

Người viết phải đưa ra được các luận điểm sau:

1.Vai trò của việc học tập đối với con người

2. Quá trình học tập bao giờ cũng gian khổ khó khăn nhưng người ta sẽ gặt hái thành công

3. Có thể hưởng thụ quả tri thức ngọt ngào mà không cần học tập kiên trì không?

Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học.

Có kết cấu sáng tạo

Còn ở phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.

Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.

Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.

Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.

Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ví dụ: Với bài thơ Tây Tiến, các em phải hiểu bài này viết về đơn vị bộ đội nào, hoạt động ở đâu, hoàn cảnh thực tế họ trải qua gian khổ như thế nào. Điều đặc biệt, chính tác giả bài thơ là người trải nghiệm, người cầm bút, điều này đã giúp cho tác giả sáng tạo nên kiệt tác về người lính rất chân thực, sống động và bất tử.

Tác phẩm thơ khác với văn xuôi. Văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện còn ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh.

Khi phân tích đoạn thơ các em nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ.

Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì các em nên nhớ để vị trí của nhà văn trong tiến trình văn học. Ví dụ: Đối với nhà văn Tô Hoài thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ được trao giải nhất vì cái mới nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo, tố cáo giai cấp thống trị mà nhà văn đã miêu tả nhân vật trong tính cách đa chiều.

Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.

Ví dụ: Viết về tình yêu quê hương thì các em có thể bắt đầu từ: Tôi nhận được một bức thư của một người bạn nước ngoài đã 5 năm không trở về quê hương. Từ đó, mình viết tình yêu quê hương quan trọng đến mức nào đối với mỗi con người.

Lưu ý: Bài văn đạt điểm cao phải có hình thức đẹp: Kết cấu sáng. Chữ sạch đẹp, rõ ràng. Viết hoa, đúng qui cách, đúng luật chính tả, dẫn chứng luôn để trong ngoặc kép...

Chúc các em thành công!

                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác

Trường tiểu học Vũ Lâm tăng cường CSVC, trang thiết bị, phục vụ dạy và học
Ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND TPHCM, góp ý kiến cho dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Để công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2010 đạt kết quả cao

(HBĐT) - Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), năm nay, Sở GD-ĐT đã triển khai hướng dẫn công tác tuyển sinh đến các đơn vị tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Một số hạn chế trong công tác tuyển sinh năm 2009 được đưa ra và rút kinh nghiệm giúp công tác tuyển sinh năm nay đạt kết quả tốt hơn.

Chấn chỉnh giáo dục đại học

Cần sớm xây dựng Luật Giáo dục đại học. Chỉ nên cho phép thành lập những trường có vốn đầu tư lớn và hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận

Ban hành hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp

Ngày 30-3, Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2010. Theo hướng dẫn, việc ôn tập của học sinh phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

2.177 học sinh đoạt giải Học sinh giỏi quốc gia lớp 12

Ngày 30/3, Bộ GD-ĐT công bố kết quả giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT 2010. Theo đó, cả nước có 2.177 thí sinh đoạt giải trên tổng số 3.913 thí sinh dự thi.

Quyết liệt di dời các trường ĐH khỏi trung tâm Hà Nội

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc di dời các trường ĐH ra xa trung tâm Hà Nội, nhằm giảm tải dân số và các vấn đề xã hội đối với các quận nội thành.

Ðào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Một trong những trở ngại trong quá trình thực hiện CNH, HÐH đất nước đó là chất lượng nguồn nhân lực. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, hồi cuối năm 2009 đã nhận định: "Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt khoảng 38%". Mỗi năm xã hội lại đón nhận hơn một triệu bạn trẻ tham gia thị trường lao động, yêu cầu về đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ càng trở nên cấp thiết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục