Tình trạng thiếu kĩ năng sống đang khiến giới trẻ gặp lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân từ đó dẫn đến trạng thái khủng hoảng tâm lý hay dễ bị sa đà vào các tệ nạn xã hội khi thiếu một bản lĩnh vững vàng và kỹ năng ứng phó.

Đưa rèn luyện kĩ năng sống vào trong trường học

Rèn luyện kĩ năng sống (RLKNS) có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn. Xác định điều đó chương trình THTT HSTC của Bộ giáo dục đã hướng đến việc RLKNS cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và coi đây là một trong những trọng điểm của chương trình. 

Rèn luyện kĩ năng sống
Rèn luyện kỹ năng sống luôn thu hút đông đảo học sinh


Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội; nhà trường cập nhật thông tin về sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh; Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột; có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh.

Ông Trần Đình Châu ( Vụ trưởng, Giám đốc ban điều hành Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ sở II, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thường trực Ban chỉ đạo Phong trào thi đua Xây dựng THTT, HSTC) cho biết hiện nay RLKNSđã được nghiên cứu triển khai thí điểm. Bộ GD& ĐT và Đoàn TNCSHCM đã có một số biện pháp phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động RLKNS cho thanh thiếu niên.

Rèn luyện kĩ năng sống là một môn học hay hoạt động ngoại khoá?
Hiện nay một số trường dân lập đã tiến hành dạy thử nghiệm kỹ năng sống trong trường học. Chương trình học sử dụng giáo án điện tử, các đạo cụ trực quan sinh động thảo luận, chơi trò chơi vận động ngoài trời, tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười, các tác phẩm văn học – nghệ thuật, đóng kịch, đố vui. Một số bài được thiết kế dưới dạng mô phỏng các game show truyền hình nổi tiếng, xem phim, thực hành giải quyết tình huống…các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kĩ năng dựa trên các giá trị này.

Chương trình học nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình. Ngoài những giờ lên lớp thì các em còn được tham gia các chuyến đi dã ngoại và học tập ngoại khoá.

Chính những buổi học ngoại khoá này đã tăng thêm hứng thú học tập cho các em. Em  Tống Khánh Linh (10A1, trường PT Newton) chia sẻ: Em rất thích môn học vì nó rất vui và thú vị. Được học ở phòng học riêng, có lúc lớp học được chuyển ra ngoài trời, học giữa thiên nhiên khiến cho bọn em không bao giờ cảm thấy buồn ngủ. Em thấy môn học này giúp em thấy tự tin hơn và có thể chủ động nhiều hơn trong cuộc sống sau này.

Học sinh thích thú với buổi học ngoài trời
Học sinh thích thú với những buổi học ngoại khoá


Trong khi đó trường THCS Lê Chân ( Hải Phòng) đã thành công khi tổ chức hai cuộc thi Tuổi vị thành niên thời @” và cuộc thi “Tuổi teen với kỹ năng sống”. Gạch nối giữa hai cuộc thi là những cuộc thi viết theo hình thức trả lời trắc nghiệm về các kiến thức liên quan đến hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên dưới hình thức các cuộc thi tháng. Các giai đoạn là sự phát triển về cấp độ, giúp các em tự rèn kỹ năng sống cho bản thân. Từ những kinh nghiệm của các em và nhóm bạn, biết được những tình huống có thể gặp và tìm cho mình cách giải quyết phù hợp nhất.

Phần ứng xử tình huống do học sinh đưa ra luôn gây hứng thú nhiều nhất và cũng là trọng tâm của các hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh. Toàn trường mở một cuộc thi sáng tạo “tình huống này, bạn đã gặp chưa?” với mục đích tìm kiếm các tình huống tiêu biểu và độc đáo cho cuộc thi.

Từ ngân hàng với hàng trăm tình huống, ban giám hiệu sẽ lọc ra một số tình huống để học sinh bốc thăm. Các em học sinh sẽ kiêm luôn diễn viên. Ở cuộc thi thứ nhất, các tình huống được chuẩn bị trước và ghi lại bằng các video clip để trình chiếu cho các đội chơi quan sát. Nhưng đến cuộc thi thứ 3, tình huống sẽ được các em bốc thăm chọn lựa và diễn xuất ngay chính trên sân khấu.

Cô Trần Thi Minh Thúy – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, giáo dục nghĩa là đón bắt. Điều này càng thể hiện rõ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta không chỉ dạy cho các em cách phản ứng, ứng xử với những tình huống mà các em đã và đang gặp phải, mà với tư cách là những người đi trước, dù ít hay nhiều, khi này hay khi khác đã có lúc phải trả giá cho những hành động và lời nói do thiếu hụt kỹ năng sống, các thầy cô còn cần phải dự liệu rât nhiều tình huống có thể xảy đến với các em để tư vấn kịp thời cho các em. Đừng để các em lặp lại những sai lầm mà chúng ta đã gặp.

Ông Nguyễn Trí
PGS - TS Nguyễn Trí

Theo PGS-TS Nguyễn  Trí ( Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo viên) không nên để RLKNS là một bộ môn trong trường học mà nên để là hoạt động ngoại khoá. Ông cho rằng một bộ môn học cần rất nhiều cần thức và phải đi đôi với thực hành, nhưng RLKNS cần cho các em những tình huống thực tế các em có thể gặp phải trong cuộc sống từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết. Chúng ta cần biến nhận thức thành kỹ năng vì thế nên để RLKNS là một hoạt động ngoại khoá sẽ thu hút sự quan tâm của học sinh và kết hợp với một hai buổi học lý thuyết. Là một hoạt động ngoại khoá RLKNS sẽ bổ trợ rất nhiều cho các hoạt động chính khoá nhất là khi các em đang phải theo học một chương trình học tập nặng như hiện nay.

Làm sao tổ chức RLKNS hiệu quả?
Tuy nhiên làm thế nào để triển khai hoạt động RLKNS một cách hiệu quả  thu hút được học sinh và các bậc phụ huynh đang là trăn trở của các thầy cô giáo. Tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, nhà trường mà hoạt động này được triển khai sao cho hợp lý


Bà Trần Thị Minh Thuý
Bà Trần Thị Minh Thúy

Trong khi cô Thuý cho rằng RLKNS nên được hoạt động thường xuyên và sinh hoạt 2 lần/1tháng thông qua việc thành lập mô hình tham vấn kỹ năng sống cho học sinh. Toàn trường có 20 lớp, mỗi lớp đều có 1 tổ tham vấn kỹ năng sống, 5 bạn học sinh đại diện cho tổ sẽ tham gia vào Câu lạc bộ tham vấn kỹ năng sống của trường. Mỗi tháng, câu lạc bộ này sinh hoạt 2 lần, ban chấp hành chi đoàn giáo viên là ban cố vấn cho CLB. Không phải lúc nào học sinh cũng đưa ra tình huống, chính vì thể, các thầy cô giáo trong chi đoàn giáo viên sẽ phải là những người cập nhật nhiều thông tin về xã hội để luôn có những tình huống “bài tập” dự phòng cho học sinh.


Còn ông Trí lại cho rằng RLKNS là một hoạt động ngoại khoá gồm rất nhiều những hoạt động cụ thể vì thế nên diễn ra trong khoảng thời gian 4-5 tháng của năm học. Bởi ngoài RLKNS thì nhà trường còn có nhiều hoạt động cụ thể khác mà các em phải thực hiện. Vì vậy hoạt động RLKNS sẽ được đưa vào từng lớp, mỗi tháng sẽ có một chủ để cho các em chuẩn bị, tháng thì chuẩn bị tài liệu, tháng sau tập luyện các tiết mục văn nghệ, tháng là xây dựng tình huống…tháng cuối cùng chính là tháng cao điểm khi mà cuộc thi diễn ra khi đó các em đã có sự chuẩn bị kĩ càng nên không gặp khó khăn hay căng thẳng. Mỗi năm học sẽ có một chủ đề RLKNS được triển khai như thế sẽ hiệu quả, bổ ích cho học sinh và không gây quá tải với hoạt động giáo dục.


Theo định nghĩa của WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận phê phán, ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và thương thuyết

 

                                                                   Theo VietNamnet

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục