Cuộc họp lấy ý kiến lần cuối cùng về đề cương chi tiết Dự án xây dựng trường ĐH Việt.
Tại trụ sở Chính phủ hôm 3/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành để lấy ý kiến lần cuối cùng về dự án xây dựng trường ĐH Việt - Đức, trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên tại Việt Nam.
Theo dự toán thiết kế ban đầu của phía Cộng hoà liên bang Đức, tổng số vốn đầu tư cho ĐH Việt - Đức lên tới 300 triệu USD.
Tuy nhiên, sau khi tính toán và hạn chế ở mức thấp nhất các hạng mục đề xuất, phía Việt Nam đưa ra con số vốn đầu tư cho dự án là 180 triệu USD (trong đó vốn vay ODA là 160 triệu USD), chưa bao gồm chi phí đền bù đất đai 50ha (khoảng 150 tỷ đồng).
Số vốn để xây dựng trường là 150 triệu USD, 30 triệu USD còn lại là các chi phí khác (đã tính tới yếu tố trượt giá).
Tất cả các hạng mục của dự án đều phải được đấu thầu rộng rãi, công khai theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ GD-ĐT hoàn thiện lần cuối cùng đề cương chi tiết trên cơ sở bổ sung 4 cấu phần.
Đó là nêu rõ chi phí hoạt động chung trong 10 năm tới của Đại học Việt-Đức, thể hiện và làm rõ sơ đồ học phí, những khoản thu của Đại học Việt-Đức trong 10 năm đầu tiên, đưa khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng 50ha (150 tỷ đồng) vào cấu phần cứng của dự án, đặt vấn đề cụ thể về tiến độ tài trợ vốn hoạt động của nhà trường từ phía CHLB Đức như đã cam kết.
Thứ trưởng Thường trực phụ trách Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và đầu tư của ngân sách nhà nước cho dự án xây dựng trường ĐH Việt-Đức.
Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án sẽ là các học sinh xuất sắc của Việt Nam đã tốt nghiệp THPT, đặc biệt là những học sinh xuất sắc muốn theo học các ngành khoa học tiên tiến nhưng không đủ điều kiện theo học tại các trường quốc tế ở nước ngoài.
ĐH Việt Đức được xác định là trường đại học quốc tế công lập đầu tiên tại Việt Nam, cũng là dự án đầu tiên trong nhóm dự án xây dựng 4 trường ĐH xuất sắc có đẳng cấp quốc tế. Hiện có 40 trường đại học của CHLB Đức tham gia vào dự án. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Hội đồng của trường này.
Theo Vnn
Không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 thì sợ con không theo kịp các bạn. Cho con học chữ trước thì sợ bé sẽ chủ quan, lơ là chuyện học hành. Nên hay không nên là câu hỏi đang khiến nhiều phụ huynh đau đầu.
Nhiều trường đã lên kế hoạch tăng tiết, ôn tập cho học sinh dù Bộ GD-ĐT khẳng định nếu dạy đủ và ôn tập đúng hướng dẫn thì không đáng lo
Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.
(HBĐT) - Những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường Tiểu học Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã nỗ lực vươn lên, thực hiện tốt phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” và các cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục.
Dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Bên cạnh những điều đạt được thì những hạn chế trong việc thành lập trường, đầu tư và đặc biệt là chất lượng đào tạo đã được nhìn nhận lại.
Các trường, địa phương, cụ thể là 5 thành phố lớn cần sớm đưa ra lời hứa sẽ không để xảy ra hiện tượng dạy chữ trước cho trẻ, cũng như không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường liên tiếp như thời gian qua.