Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại ĐH, CĐ năm 2010 tại Sở GD-ĐT TPHCM.
Cuối tuần này là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010 theo tuyến Sở GD-ĐT
“Nhiều học sinh chỉ nộp 1 bộ hồ sơ, tính trung bình thì mỗi học sinh nộp 2 bộ. Chưa bao giờ chúng tôi thấy học sinh nộp ít hồ sơ như năm nay” - bà Phùng Thị Nguyệt Thu, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - TPHCM, nhận xét. Nhiều trường THPT khác trên địa bàn TP cũng cho biết hồ sơ dự thi ĐH, CĐ của thí sinh nộp vào năm nay giảm.
Do lệ phí tăng và thu gộp
Theo số liệu của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, đến nay, trường đã nhận được 2.110 bộ hồ sơ. Trường có 1.066 học sinh khối 12, trung bình mỗi học sinh nộp 2 bộ. So với năm ngoái, mỗi học sinh nộp 3 - 4 bộ thì năm nay ít hơn hẳn.
Ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, cũng cho biết năm nay trung bình mỗi học sinh lớp 12 của trường nộp 2 bộ hồ sơ, giảm khoảng 1 bộ so với năm ngoái. Còn tại Trường THPT Gò Vấp, trung bình mỗi học sinh nộp 3 bộ hồ sơ, chỉ một em nộp 10 bộ.
Tại điểm nhận hồ sơ của cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM (số 3, Công trường Quốc tế, quận 3), sau hơn 20 ngày nhận hồ sơ đăng ký dự thi chỉ nhận được hơn 1.000 hồ sơ. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, cho biết so với cùng thời điểm này năm ngoái, năm nay lượng hồ sơ nộp vào giảm khoảng 2.000 bộ. Còn tại điểm thu nhận hồ sơ của Sở GD-ĐT TPHCM, lượng hồ sơ nộp vào đến nay cũng giảm mạnh, khả năng hồ sơ “ảo” giảm.
Theo bà Phùng Thị Nguyệt Thu, năm nay lệ phí dự thi đã được thu gộp lại và tăng lên đến 86.500 đồng/bộ phần nào ảnh hưởng đến một bộ phận học sinh khó khăn. Một lý do khác là các em được tư vấn kỹ, từ đó có sự chọn lựa, cân nhắc trước khi đặt bút điền vào hồ sơ dự thi. Nhiều trường THPT khác cũng cùng nhận định này và cho biết hồ sơ năm nay cũng ít sai sót hơn.
Vẫn “ưa” kinh tế
Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết trong số hồ sơ nộp tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, số đăng ký dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM dẫn đầu, tiếp đến là Trường ĐH Mở TPHCM, Trường ĐH Y Dược TPHCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Văn Lang với 50 - 70 bộ/trường. Có một số trường ĐH... chưa có hồ sơ đăng ký dự thi nào.
Ở hệ CĐ thí sinh đổ dồn vào Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại khi có 100 hồ sơ đăng ký, trong khi các trường CĐ khác rải rác chưa đến 10 bộ.
Cũng tập trung vào nhóm ngành kinh tế, ngân hàng nhưng học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi lại đăng ký dự thi nhiều vào Trường ĐH Mở, Trường ĐH Tài chính Marketing, Trường ĐH Sài Gòn. Tất nhiên, những học sinh có năng lực thật sự vẫn dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM, song số lượng không nhiều.
Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, đến nay, lượng hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM vẫn là nhiều nhất. Bà Nguyễn Thị Sương Mai, cán bộ phòng học vụ nhà trường, thông tin: “Ở bậc CĐ, Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại được nhiều học sinh quan tâm, lượng hồ sơ vào trường này gấp 3 lần các trường CĐ khác”.
Còn tại Trường THPT Trần Phú, mặc dù chưa có số liệu thống kê chi tiết nhưng sơ bộ cho thấy học sinh tập trung đăng ký dự thi vào khối A nhóm ngành kinh tế của Trường ĐH Hoa Sen và Trường ĐH Mở.
Trong khi đó, lượng hồ sơ vào các nhóm ngành khác không nhiều. Ông Nguyễn Quốc Cường nhận xét hồ sơ đăng ký vào nhóm ngành công nghệ thưa thớt hẳn so với năm ngoái. Nhóm ngành xã hội, nhân văn chỉ có khoảng 30 hồ sơ, nhóm ngành sư phạm cũng giảm hơn so với năm ngoái khi chỉ có khoảng 50 bộ. Ghi nhận tại các trường THPT khác, tình hình nộp hồ sơ vào các khối ngành trên cũng tương tự. ?
Theo NLĐ
Chỉ một tuần nữa là hết hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ nhưng ở các điểm tiếp nhận tại TPHCM, lượng hồ sơ chưa tăng đột biến. Số thí sinh nộp hơn 2 bộ hồ sơ không nhiều nên hi vọng lượng hồ sơ “ảo” sẽ giảm so với mọi năm.
(HBĐT) - Tổ chức dạy nghề cho người lao động là một trong những nhiệm vụ được Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tỉnh (Sở LĐ & TBXH) chú trọng. Trung tâm tích cực phối hợp với chính quyền các cấp mở lớp đào tạo nghề tại chỗ cho các địa phương với những ngành, nghề phù hợp với trình độ văn hóa, điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế nguồn nhân lực địa phương.
Tăng tiết, tăng truy bài, khảo bài, tăng cường kiểm tra, thi thử... Áp lực đạt kết quả tốt nghiệp cao đang khiến nhiều trường THPT phải tăng tốc ôn tập bằng nhiều hình thức.
Không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 thì sợ con không theo kịp các bạn. Cho con học chữ trước thì sợ bé sẽ chủ quan, lơ là chuyện học hành. Nên hay không nên là câu hỏi đang khiến nhiều phụ huynh đau đầu.
Nhiều trường đã lên kế hoạch tăng tiết, ôn tập cho học sinh dù Bộ GD-ĐT khẳng định nếu dạy đủ và ôn tập đúng hướng dẫn thì không đáng lo
Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.