Trước tình trạng nhiều trường THPT chạy đua bằng nhiều hình thức ôn tập gây căng thẳng cho học sinh, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 2-4, ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho rằng:

Giáo viên trực tiếp dò bài môn văn cho học sinh lớp 12A8 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM chuẩn bị kiểm tra học kỳ II và tốt nghiệp THPT chiều 2-4 - Ảnh: Như Hùng

Ông Nguyễn Thành Kỳ (trưởng phòng giáo dục phổ thông Sở GD-ĐT Hà Nội):

Bị áp lực, không thể ôn tập hiệu quả

Chúng tôi yêu cầu các trường trên địa bàn không vì quá lo lắng mà cắt xén chương trình, tăng tiết ôn tập quá nhiều, vì điều đó chỉ càng tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh. Các em đã bị áp lực sẽ không thể ôn tập hiệu quả. Cách tốt nhất là nên ôn tập cho học sinh theo các chuyên đề, nhóm vấn đề và hướng dẫn phương pháp tự học, rèn kỹ năng làm bài thi (khả năng phân tích đề để tránh lan man, lạc đề, cách trình bày, lập luận...). Nhà trường cần chỉ đạo giáo viên bộ môn tổ chức ôn tập theo nhóm, trong đó học sinh khá, giỏi cùng học với học sinh trung bình, yếu.

T.V.H. ghi

- Các môn học trong trường THPT nói chung và các môn học có thể được chọn làm môn thi tốt nghiệp hằng năm đều được Bộ GD-ĐT chỉ đạo tổ chức dạy học đầy đủ theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, phù hợp với hướng dẫn kế hoạch năm học của Bộ GD-ĐT.

Vì vậy, việc thi tốt nghiệp có nhiều môn xã hội cũng không gây khó khăn cho HS. Những năm học trước, việc ôn tập và thi tốt nghiệp của HS đối với các môn xã hội như ngữ văn, lịch sử, địa lý đều diễn ra thuận lợi và các em dự thi đạt kết quả tốt.

* Theo ông, để việc ôn tập đạt hiệu quả, cần điều chỉnh việc này như thế nào?

- Thực tế nếu chỉ áp dụng một phương thức ôn tập cho tất cả học sinh lớp 12 của một trường, một lớp thì khó có thể đem lại hiệu quả cao trong việc ôn tập và thi tốt nghiệp.

Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phối hợp với giáo viên dạy từng môn thi tốt nghiệp phân loại học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức; áp dụng kết hợp nhiều phương thức ôn tập khác nhau đối với từng loại đối tượng học sinh, tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu; bố trí giáo viên có kinh nghiệm ôn tập theo kế hoạch của các trường THPT, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi.

Bên cạnh đó, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn HS biết cách phân tích đề thi, cách trình bày bài thi theo đặc thù từng môn thi, hình thức thi; chuẩn bị cho các em tâm lý tự tin trước khi bước vào kỳ thi.

Bộ đã yêu cầu các sở GD-ĐT và các trường THPT tổ chức tốt việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó chú trọng rút kinh nghiệm việc tổ chức ôn tập cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2009; bàn bạc và triển khai thực hiện kế hoạch và các giải pháp phù hợp với điều kiện từng địa phương, từng trường và từng đối tượng; đồng thời cũng không được cắt xén hoặc dạy dồn ép gây tâm lý căng thẳng, nặng nề đối với học sinh, giảm hiệu quả của việc ôn tập.

Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn cần có sự liên hệ, thông tin kịp thời về khả năng và yêu cầu ôn tập của từng học sinh cho gia đình các em để có sự phối hợp của gia đình trong việc bố trí thời gian ôn tập phù hợp, không gây quá tải đối với học sinh.

* Hiện nay có nhiều sách tham khảo được chuyển đến các trường ép học sinh mua. Ông có lời khuyên gì cho các trường, học sinh trong việc lựa chọn tài liệu ôn tập?

- Ngoài sách giáo khoa, giáo viên và học sinh có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp trong quá trình dạy học và ôn tập theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT và chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD-ĐT quy định. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không có chủ trương yêu cầu bắt buộc giáo viên và học sinh phải trang bị và sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào.

Nhà trường, giáo viên, học sinh và gia đình có toàn quyền lựa chọn tài liệu tham khảo phù hợp giúp việc ôn tập để thi tốt nghiệp của học sinh được thuận lợi. Chỉ đề nghị các trường, giáo viên và các em học sinh lưu ý tài liệu tham khảo phục vụ việc ôn tập thi tốt nghiệp THPT phải bám sát những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 theo quy định của Bộ GDĐT, phù hợp khả năng nhận thức của học sinh, không gây quá tải thì mới đảm bảo việc ôn tập của học sinh hiệu quả.

                                                                                   Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các lao động đến tư vấn việc làm tại Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tỉnh.
Cô Nguyễn Thị Kim Trang, Trường THPT Lương Văn Can (TP.HCM), hướng dẫn học sinh lớp 12A2 ôn tập môn sử.
Không có hình ảnh

Vào mùa... tăng tiết

Nhiều trường đã lên kế hoạch tăng tiết, ôn tập cho học sinh dù Bộ GD-ĐT khẳng định nếu dạy đủ và ôn tập đúng hướng dẫn thì không đáng lo

Thi tốt nghiệp THPT: Bí quyết để đạt điểm cao môn Văn

Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.

Trường tiểu học Vũ Lâm: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(HBĐT) - Những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường Tiểu học Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã nỗ lực vươn lên, thực hiện tốt phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” và các cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục.

Giám sát giáo dục đại học: Vỡ ra nhiều bất cập

Dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Bên cạnh những điều đạt được thì những hạn chế trong việc thành lập trường, đầu tư và đặc biệt là chất lượng đào tạo đã được nhìn nhận lại.

Bộ trưởng buộc 5 thành phố lớn hứa không dạy chữ trước

Các trường, địa phương, cụ thể là 5 thành phố lớn cần sớm đưa ra lời hứa sẽ không để xảy ra hiện tượng dạy chữ trước cho trẻ, cũng như không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường liên tiếp như thời gian qua.

Thi tốt nghiệp THPT: Để đạt điểm cao môn Địa lý

Với môn Địa lý trong bài thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn Atlat, vẽ biểu đồ và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa là đạt điểm cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục