Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, trong thời gian tới, có nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao các ngành khối nông - lâm... Do đó, dự kiến sẽ đề nghị chính phủ hỗ trợ học phí cho ngành này như ngành Sư phạm.

 

Dự kiến, sinh viên ngành nông lâm sẽ được hỗ trợ học phí như ngành sư phạm
 
Nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị đào tạo thuộc các khối ngành của Bộ. Tại hội nghị này, lãnh đạo Bộ đã đặt ra yêu cầu mới đối với việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý, phát triển, sử dụng và thương mại tài nguyên rừng, quản lý đất đai, xây dựng công trình và hiện đại hóa nông thôn, chế biến nông lâm sản, quản lý tài nguyên nước và lưu vực, ... vì đây là những ngành trọng điểm trong thời gian tới.

Hiện nay cả nước có 13 trường ĐH, CĐ có đào tạo về nông lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề về nông lâm nghiệp. Số cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ khối ngành nông lâm nghiệp ra trường hàng năm không đủ cung ứng cho nhu cầu xã hội vốn đang tăng lên rất nhanh.

Nguyên nhân của tình trạng này, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng: “Do chúng ta chưa nắm được nhu cầu nguồn nhân lực nông lâm nghiệp về số lượng và cơ cấu ngành nghề, chưa dự báo được thị trường nguồn nhân lực nông lâm nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao".

Mặc dù vậy, nguy cơ thiếu nguồn nhân lực nông lâm nghiệp cũng đang mở ra cơ hội lớn cho việc lựa chọn ngành nghề và hướng nghiệp của các thế hệ trẻ vào lĩnh vực đang đóng góp xấp xỉ 25% GDP cho đất nước, dựa trên nền tảng tri thức của khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại đang phát triển như vũ bão trong lĩnh vực này - PGS Tuấn nhận định.

Sẽ hỗ trợ học phí như ngành Sư phạm

Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã xác định đào tạo chính quy bình quân mỗi năm khoảng 5.000 sinh viên, học sinh và đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt.

ĐH Lâm nghiệp Việt Nam là trường đào tạo đầu ngành về lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, về quản lý môi trường và phòng tránh thiên tai. Hiện nay, trường có trên 13.000 sinh viên với 21 ngành đào tạo, trong đó có 10 ngành học thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Do được nhà nước và các tổ chức quốc tế quan tâm, mức học phí của trường cũng thuộc loại thấp nhất trong các trường đại học, chỉ ở mức 70.000 đồng/tín chỉ. Mỗi năm sinh viên học khoảng 30 - 34 tín chỉ, thì học phí là 2,1 đến 2,4 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi tháng là 210 đến 240 nghìn đồng (mỗi năm tính 10 tháng).

Hàng năm trường có khoảng 1.500 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra trường, nhưng cũng không đủ số lượng nguồn nhân lực để thỏa mãn yêu cầu của thực tế...

Bộ đang đề xuất với Chính phủ về việc: hỗ trợ học phí, học bổng cho sinh viên khối ngành này giống như kiểu hỗ trợ đối với sinh viên ngành sư phạm; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực được đào tạo; có cơ chế hỗ trợ kỹ sư, cử nhân đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước.

 

                                                                           Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
SV hệ kỹ sư tài năng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) thực hành tại xưởng cơ khí .
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại ĐH, CĐ năm 2010 tại Sở GD-ĐT TPHCM.

Giảng viên 'chạy' khỏi trường chỉ với giá 1.000 USD?

Nên cho vay thay vì"đặt cược". "Trường không có ràng buộc gì. Giỏi, nhưng không thích ở trường thì xem xét cho... đi". "Họ đi học không về thì phải chịu"... Mỗi nhà quản lý một cách lý giải nhưng đều chung quan điểm: Không thể níu về trường bằng cách "đặt cược" 1.000 USD hay giữ lương như cách một số trường ĐH đang làm với giảng viên đi du học.

Chung tay xây dựng xã hội học tập

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện có trình độ dân trí không đồng đều. Một bộ phận cán bộ và người dân chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác PCGD và xây dựng xã hội học tập, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) nên vẫn còn nhiều gia đình để con em trong độ tuổi phải nghỉ học hoặc đi học muộn.

180 triệu USD xây trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên

Tại trụ sở Chính phủ hôm 3/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành để lấy ý kiến lần cuối cùng về dự án xây dựng trường ĐH Việt - Đức, trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên tại Việt Nam.

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Không gây căng thẳng cho học sinh

Trước tình trạng nhiều trường THPT chạy đua bằng nhiều hình thức ôn tập gây căng thẳng cho học sinh, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 2-4, ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho rằng:

Đăng ký thi ĐH - CĐ, khả năng hồ sơ “ảo” ít hơn mọi năm

Chỉ một tuần nữa là hết hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ nhưng ở các điểm tiếp nhận tại TPHCM, lượng hồ sơ chưa tăng đột biến. Số thí sinh nộp hơn 2 bộ hồ sơ không nhiều nên hi vọng lượng hồ sơ “ảo” sẽ giảm so với mọi năm.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát thực tế

(HBĐT) - Tổ chức dạy nghề cho người lao động là một trong những nhiệm vụ được Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tỉnh (Sở LĐ & TBXH) chú trọng. Trung tâm tích cực phối hợp với chính quyền các cấp mở lớp đào tạo nghề tại chỗ cho các địa phương với những ngành, nghề phù hợp với trình độ văn hóa, điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế nguồn nhân lực địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục