Cảnh vắng vẻ tại một trung tâm luyện thi
Mọi năm, vào thời điểm này, các sĩ tử ồ ạt kéo nhau vào TPHCM luyện thi vào ĐH, CĐ, nhưng năm nay, cảnh đìu hiu thấy rõ dù nhiều trung tâm quảng cáo và làm đủ cách chiêu sinh song.
Ế ẩm
Trong vai người tìm chỗ đăng ký luyện thi tại trung tâm luyện thi đại học (TTLT ĐH) Sài Gòn Tri Thức (Q3), chúng tôi được nhân viên tại đây tiếp với vẻ mặt chán nản: “Vắng quá! Năm nay TT không mở lớp nào cả em à, chỉ mở lớp bồi dưỡng văn hóa dưới lớp 12 thôi”. Không tìm được chỗ luyện thi chúng tôi đến khu vực các tuyến đường D2, Ung Văn Khiêm, Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh) nơi trước đây vốn là “thiên đường” của các TTLT, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không có một nơi để đăng ký học. Thê thảm hơn, nhiều TTLT như TT T.S (Q10) phải đóng cửa, lấy mặt bằng kinh doanh ngành nghề khác.
Các điểm ôn thi “2 trong 1” (có phòng cho thí sinh nội trú) cũng không khá gì hơn. Tại TTLT Đ.N trên đường Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận) vốn có tiếng là TT đạt chuẩn “5 sao” với phòng học rộng rãi, thoáng mát, có gắn máy lạnh, học phí lại thấp nhưng vào sáng ngày 2-4 chỉ có một lớp vật lý đang học với khoảng 20 thí sinh, trong khi trung tâm có đến 5 phòng học, mỗi phòng có hơn 100 chỗ ngồi. Khu vực nội trú gần như vẫn còn trống.
Không chỉ các TT nhỏ mới gặp khó khăn trong chiêu sinh, ngay cả những “đại gia” trong thị trường luyện thi cũng trong tình cảnh… kén chọn người học như TT Vĩnh Viễn có số thí sinh giảm trên 20% so với năm 2009 (thấp nhất trong vòng 15 năm qua).
Thời online luyện thi
Theo thầy Phạm Hồng Danh, Giám đốc TTLT Vĩnh Viễn, hiện nay gần như tỉnh thành nào cũng có các trường TCCN, CĐ, ĐH nên các thí sinh có nhiều sự lựa chọn để đăng ký dự thi đúng sức. Hơn nữa, chất lượng nhiều TTLT được tăng cao nhờ mời được các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm, uy tín từ các thành phố lớn. Mặt khác, việc ngày càng có nhiều trường TCCN, CĐ liên thông lên ĐH, đa ngành nghề đào tạo, với điểm chuẩn tương đối thấp đã phần nào hút bớt những thí sinh không đậu ĐH hàng năm cũng là nguyên nhân khiến thí sinh không đến TT.
Một nguyên nhân nữa góp phần làm cho các TTLT bị ế ẩm là sự “mọc lên như nấm” của các trang web luyện thi. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện có tới hàng chục trang web có hướng dẫn về ôn thi như: www.abcdonline.vn; www.onthi.com; www.hocmai.vn; www.truongtructuyen.vn; http://thaytro.com; www.dethi.com. Những trang web này đều tổ chức luyện thi tất cả các môn cho thí sinh. Tại đây thí sinh còn có rất nhiều tài liệu để tham khảo. Với một máy tính nối mạng, một tài khoản đăng ký trên website ôn thi trực tuyến, chỉ cần ngồi ở nhà thí sinh có thể thỏa sức ôn luyện với những bài giảng điện tử.
Các trang web còn tổ chức cho thí sinh thi thử với chi phí rất thấp. Khi làm sai câu nào thí sinh sẽ được báo lỗi ngay để biết và tiếp tục ôn luyện. Không chỉ vậy, việc học qua mạng còn cung cấp cho thí sinh đề thi, đáp án các năm; các kiến thức đầy đủ từ lớp 8-12; các video bài giảng và hỏi đáp kiến thức, trao đổi trực tuyến với các thành viên khác trên diễn đàn. Qua đó thí sinh có thể tự đánh giá sức học của mình mà không cần đến các trung tâm.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, một nguyên nhân khác khiến thí sinh không đến TT là thí sinh nắm rõ xu hướng ra đề thi của Bộ GD-ĐT khi đề thi có đến 70% - 80% kiến thức thuộc chương trình căn bản lớp 12. Do đó nhiều thí sinh chọn phương pháp ôn tại nhà.
Theo SGGP
Cuối tuần này là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010 theo tuyến Sở GD-ĐT
Nên cho vay thay vì"đặt cược". "Trường không có ràng buộc gì. Giỏi, nhưng không thích ở trường thì xem xét cho... đi". "Họ đi học không về thì phải chịu"... Mỗi nhà quản lý một cách lý giải nhưng đều chung quan điểm: Không thể níu về trường bằng cách "đặt cược" 1.000 USD hay giữ lương như cách một số trường ĐH đang làm với giảng viên đi du học.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện có trình độ dân trí không đồng đều. Một bộ phận cán bộ và người dân chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác PCGD và xây dựng xã hội học tập, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) nên vẫn còn nhiều gia đình để con em trong độ tuổi phải nghỉ học hoặc đi học muộn.
Tại trụ sở Chính phủ hôm 3/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành để lấy ý kiến lần cuối cùng về dự án xây dựng trường ĐH Việt - Đức, trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên tại Việt Nam.
Trước tình trạng nhiều trường THPT chạy đua bằng nhiều hình thức ôn tập gây căng thẳng cho học sinh, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 2-4, ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho rằng:
Chỉ một tuần nữa là hết hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ nhưng ở các điểm tiếp nhận tại TPHCM, lượng hồ sơ chưa tăng đột biến. Số thí sinh nộp hơn 2 bộ hồ sơ không nhiều nên hi vọng lượng hồ sơ “ảo” sẽ giảm so với mọi năm.