Nhiều học sinh tập kinh doanh như bán thiệp, băng đĩa học tập cho bạn với giá rẻ. Nhưng cũng có trường hợp học sinh cho bạn vay tiền rồi lấy lãi cao, hay kiếm tiền bằng việc giải bài tập ở nhà thay bạn để lấy thù lao...
Đủ kiểu kinh doanh
"Các bạn nữ lớp em đã nảy ra sáng kiến đi mua những món đồ nhỏ như kẹp tóc, sổ nhạc, hay làm thiệp... để bán cho bạn bè trong lớp. Thường các bạn ấy bán giá rẻ thôi, không lấy lời nhiều" - em Hoàng Thị Thu - học sinh lớp 3 (Q.Thủ Đức, TPHCM) cho biết. Một số bạn nam ở lớp Thu thì cho bạn thuê các món đồ chơi điện tử như máy bay điều khiển, người máy, giá từ 500-2.000đ/ngày tùy theo sản phẩm. Còn em Nguyễn Văn Lâm - học sinh lớp 4 (H.Củ Chi) thì nuôi cả một hồ cá xiêm, cá bảy màu trong vườn nhà. Mỗi hôm đi học, Lâm chỉ đem vài con đẹp theo "chào hàng". Nếu bạn nào thích thì sau giờ học em sẽ dẫn về nhà để chọn. Lâm khoe: "Cứ bốn tháng em bán một đợt cá, trừ chi phí mua cá, thức ăn... em lãi được hơn 200 ngàn đồng".
Công phu hơn, em Võ Thanh Từ - lớp 5 (Q.2, TPHCM) thì bán những chiếc túi len nhỏ xíu do em tự đan. "Chiếc túi len cất được bút, tẩy, thước kẻ rất đẹp. Ban đầu em không định bán nhưng các bạn thấy em đan đẹp nên hay nhờ đan để làm quà tặng bạn bè. Em bán chủ yếu là lấy đủ tiền len và một ít tiền công thôi, các bạn vui thì em cũng thấy vui khi các bạn sử dụng sản phẩm của mình" - Từ chia sẻ.
Cho vay lấy lãi, giải bài tập lấy tiền
Một số học sinh khác còn cho bạn vay tiền lấy lãi. Em Nguyễn Phương
Ngoài chuyện cho vay tiền lãi cao, các học sinh còn "kinh doanh" cả việc giải bài tập về nhà cho những bạn làm biếng hoặc không biết giải. Theo một số học sinh lớp 10 (Q.5, TPHCM), phần lớn những bạn nào có nhu cầu mượn bài tập của bạn để chép thì phải bỏ tiền ra để mua.
Giá mỗi bài khác nhau, tùy theo khó hay dễ, dao động từ 5.000-10.000đ. Với kiểu "kinh doanh" giải bài tập này, những học sinh có tiền thường không chịu học tập mà nhờ bạn giải giúp mỗi khi có bài tập về nhà. Em Bùi Xuân Hiếu (học sinh lớp 11, Q.6, TPHCM) kể: "Năm lớp 10, em nhờ bạn làm giúp bài tập làm văn về nhà rồi trả 50 ngàn đồng. Ai ngờ bạn ấy còn làm giúp cho sáu bạn khác cũng na ná giống bài em. Cô giáo phát hiện và "thưởng" mỗi bạn một điểm không".
Riêng các môn như Toán, Lý, Hóa thì các học sinh mua bài giải về nhà ít bị phát hiện hơn. "Lớp em có một bạn viết thư tỏ tình với bạn gái rất hay nên có nhiều bạn trong lớp và lớp khác nhờ viết với giá mỗi bức là 10.000đ. Nếu bạn ấy mỗi ngày viết 10 bức thì "thu nhập" rất khá” - em Ngô Văn Lộc (học sinh lớp 11, Q.1, TPHCM) cho hay.
Phụ huynh lo ngại
Hầu hết các phụ huynh đều không ủng hộ việc học sinh kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Lan Q.1, TPHCM, có con đang học lớp 5, cho rằng: "Trẻ ham kinh doanh sẽ bị phân tán thời gian, khó tập trung học. Con tôi, lúc trước cũng thích kinh doanh bằng cách mua dế về rồi bán lại kiếm lời. Tôi khuyên cháu nên lo học và cháu không làm việc này nữa". Còn chị Võ Thị Uyên, giáo viên dạy lớp 8, Q.7, TPHCM thì bày tỏ: "Tôi không đồng ý với việc học sinh cho bạn vay tiền với lãi suất cao hay giải bài tập để lấy tiền. Nếu tình trạng này diễn ra càng lâu thì tính thực dụng và sự vụ lợi trong học tập của các em càng lớn. Không thể có việc kinh doanh kiểu này trong nhà trường. Tất nhiên, thật khó mà phát hiện nếu phụ huynh không giám sát con mình một cách kỹ lưỡng".
Tuy nhiên, cũng có ý kiến của phụ huynh cho rằng, nên khuyến khích việc kinh doanh của các em. "Tôi nghĩ trẻ sớm kinh doanh sẽ giúp các em tự khẳng định mình, biết quý trọng công sức mình làm ra. Dù vậy, phụ huynh cũng nên khuyên con đừng lấy lợi nhuận ra làm mục tiêu, mà thông qua tự kinh doanh, các em sẽ có nhiều kinh nghiệm, sẽ năng động hơn. Nhiều trường ở nước ngoài còn khuyến khích cho học sinh kinh doanh khi đã trình bày ý tưởng với nhà trường và phụ huynh. Sau đó nhà trường sắp xếp để tổ chức buổi bán hàng, khách hàng là phụ huynh và các học sinh. Tiền lợi nhuận sẽ dùng làm quỹ từ thiện. Như vậy sẽ hướng học sinh sớm có ý thức quan tâm đến cộng đồng hơn" - anh Hồ Văn Thảo chia sẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt: "Theo tôi, trường học là môi trường để các em học tập chứ không phải để kinh doanh. Việc các em kinh doanh theo kiểu cho vay lãi cao cần ngăn cấm. Vì việc này sẽ là một trong các nguyên nhân dẫn đến những xích mích, dễ xảy ra bạo lực học đường. Phụ huynh nên dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến con, tìm hiểu chuyện học hành của con, thông qua đó, những việc làm, hành vi lệch chuẩn của các em sẽ được điều chỉnh sớm". |
Theo DanTri
Không chỉ được tạo điều kiện tốt nhất để học tập, sinh viên (SV) các chương trình tài năng, chất lượng cao, tiên tiến... còn được nhận "lương" mỗi tháng.
Cuối tuần này là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010 theo tuyến Sở GD-ĐT
Nên cho vay thay vì"đặt cược". "Trường không có ràng buộc gì. Giỏi, nhưng không thích ở trường thì xem xét cho... đi". "Họ đi học không về thì phải chịu"... Mỗi nhà quản lý một cách lý giải nhưng đều chung quan điểm: Không thể níu về trường bằng cách "đặt cược" 1.000 USD hay giữ lương như cách một số trường ĐH đang làm với giảng viên đi du học.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện có trình độ dân trí không đồng đều. Một bộ phận cán bộ và người dân chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác PCGD và xây dựng xã hội học tập, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) nên vẫn còn nhiều gia đình để con em trong độ tuổi phải nghỉ học hoặc đi học muộn.
Tại trụ sở Chính phủ hôm 3/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành để lấy ý kiến lần cuối cùng về dự án xây dựng trường ĐH Việt - Đức, trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên tại Việt Nam.
Trước tình trạng nhiều trường THPT chạy đua bằng nhiều hình thức ôn tập gây căng thẳng cho học sinh, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 2-4, ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho rằng: