Trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn các trang web của các mạng xã hội gần đây xuất hiện dày đặc thông tin, hình ảnh cô cậu học sinh mặt búng ra sữa thượng cẳng chân, hạ cẳng tay giống như cảnh những tay “anh chị” đang hành xử nhau trong các phim xã hội đen. Vậy vấn đề bạo lực học đường đã đến mức báo động đỏ hay chưa, lỗi tại nhà trường hay tại gia đình và giải quyết vấn đề này như thế nào? Để góp phần giải đáp những câu hỏi trên, Báo SGGP xin chuyển tải những ý kiến, giải pháp của những người trong cuộc xung quanh vấn đề nóng này.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội):
Nhân đạo với 1-2 học sinh hư là không nhân đạo với tất cả học sinh còn lại
Theo tôi, “3 kiềng” trong giáo dục học sinh là nhà trường, gia đình và xã hội đừng đổ lỗi cho nhau nữa, mà tự thân mỗi phía hãy thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Tôi đặc biệt quan tâm đến vai trò của nhà trường trong giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường hiện nay dạy các em tất cả mọi thứ, nhưng không dạy cách sống như thế nào.
Môn giáo dục công dân với những kiến thức lý luận chính trị không khác giáo trình dành cho Học viện chính trị, thay vì dạy các em cách chào hỏi người lớn tuổi, biết ơn cha mẹ, thầy cô, cách ứng xử thân thiện với bạn bè. Tóm lại nhà trường hiện nay chưa dạy các em cách để trở thành một con người tốt.
Mặt khác, khi các em vi phạm, đánh nhau với bạn đến mức độ như báo chí đã phản ánh, nếu chỉ với cách trừng phạt, kỷ luật như vừa qua (hạ hạnh kiểm) thì không thể có tác dụng ngăn ngừa giáo dục học sinh, vì các em không sợ. Theo tôi, cần phải trừng phạt các em thật nặng mới có tác dụng.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, không nên phạt nặng các em, không nên đuổi học, đẩy học sinh ra xã hội. Là một nhà giáo dục, tôi lại chú ý đến hàng ngàn học sinh còn lại của trường chứ không chỉ riêng 1 - 2 em học sinh có bạo lực. Chúng ta nhân đạo với 1 - 2 em học sinh hư tức là không nhân đạo với tất cả học sinh còn lại, vì các em phải sống trong môi trường có bạo lực. Vì thế chúng ta buộc phải lựa chọn, phải tính lại hình thức kỷ luật hiện nay.
Tôi đề xuất ngành giáo dục nên thành lập một số trường giáo dưỡng để tiếp nhận những học sinh có sai phạm. Khi các em học tập, lao động tiến bộ sẽ tiếp nhận trở lại trường học, làm thế chúng ta vừa không đẩy các em ra xã hội, vừa tạo cho các em cơ hội sửa sai.
GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội:
Quản lý chặt hoặc cấm đoán... đều không hiệu quả
Từ thực tế hiện nay, tôi cho rằng, nếu chỉ chăm chăm giáo dục đạo đức học sinh một cách chính thống sẽ không mang lại hiệu quả cao. Cách nhà trường quản lý chặt chẽ học sinh hoặc gia đình cấm đoán con em mình để không xảy ra bạo lực đều không hiệu quả. Thay vào đó, phải đề cao vai trò của xã hội của các tổ chức đoàn thể, vì đó là những kênh có ảnh hưởng lớn đến các em. Học sinh thì phải có hoạt động đoàn, hội, tại sao không thông qua đó để giáo dục nhân cách các em.
Tôi cũng cho rằng, phải có chiến lược về giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục cách ứng xử để học sinh có được những hành vi đúng. Chiếc lược phải có tầm quốc gia, thu hút các đoàn thể tham gia để cùng nhà trường, gia đình giáo dục nhân cách học sinh, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình, nhà trường. Có lẽ đã đến lúc ngành GD-ĐT cần tiếp cận rộng rãi hơn, sâu sắc hơn trong việc giáo dục nhân cách học sinh.
PGS-TS Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Ban Tuyên giáo Trung ương:
Đừng đổ hết trách nhiệm cho ngành giáo dục
Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực…
Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ.
Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
Th.S Trần Đình Lý, Trưởng phòng Công tác sinh viên (Đại học Nông Lâm TPHCM):
Bạo lực học đường... chỉ là thiểu số
Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ GD-ĐT phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần.
Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả…
Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng có thể có sự vô cảm đang tăng lên ở đâu đó, nhưng theo diện rộng, tỷ lệ này cũng may còn rất thấp. Giữa những nghĩa cử rất đẹp của số đông vẫn còn có những con sâu, rất độc địa, cứ ngày càng ăn sâu vào cây lành trái ngọt và cái dư âm về dịch bệnh lan truyền hết sức nguy hiểm, cần phải ngăn chặn!
Ông Nguyễn Văn Hiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận:
Không để sự vô cảm tăng lên
Xã hội của chúng ta đang thay đổi và không thể quản lý như kiểu lâu nay vẫn làm: có chuyện xảy ra rồi mới bàn để giải quyết. Và với bạo lực học đường cũng vậy. Để giải quyết vấn đề bạo lực học đường, nhà trường, gia đình và xã hội phải có sự đồng cảm mới làm xuể. Như vừa qua ta thấy, cả thầy cô, gia đình và những người xung quanh đều tỏ ra vô cảm khi thấy các em đánh nhau nhưng cũng kệ vì sợ vạ lây.
Chúng ta cần phải có thái độ cương quyết, cứng rắn với những hành động có tính tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng của học sinh. Trước hết, phía nhà trường phải có giải pháp cứng rắn, có thể đuổi học ngay những em đánh nhau có tổ chức. Đừng suy nghĩ đuổi các em ra khỏi trường thì tội. Nếu học trong trường không được thì đưa những em đó vào trung tâm giáo dưỡng.
Chúng ta thà hy sinh một vài em để giữ kỷ cương, trật tự trong trường chứ đừng xử lý theo kiểu nhún nhường. Cùng với nhà trường, xã hội và gia đình cũng cần cương quyết với những hành động, biểu hiện, hành vi bạo lực.
Chỉ vì những xích mích nhỏ, nhiều nữ sinh sẵn sàng đánh nhau. Những hình ảnh như thế này xuất hiện ngày càng nhiều khiến dư luận xã hội càng lo lắng. |
GS Nguyễn Lân Dũng, đại biểu Quốc hội: Đạo đức phải được uốn nắn hàng ngày Nhiều em cũng tỏ ra lờn thuốc với cách xử phạt hiện nay của nhà trường nên tiếp tục tái diễn sau mỗi lần nhà trường cảnh cáo, nhắc nhở. Nhà trường phải chấp nhận biện pháp đuổi học những em quá ngỗ ngược nếu không sẽ phá hỏng cả một tập thể. Dư luận, gia đình các em cũng cần sự đồng cảm, chia sẻ với nhà trường để chung tay giáo dục tri thức, nhân cách cho các em chứ đừng nên đổ hết cho người thầy. Gia đình là tế bào của xã hội. Nếu tế bào có nhiều khiếm khuyết thì xã hội sẽ khó tốt đẹp. Những bậc làm phụ huynh hãy là tấm gương tốt để đưa con vào đời. Sau đó tôi đến gặp cô giáo, xin địa chỉ gia đình nhóm bạn chặn đường. Tôi gọi điện gặp phụ huynh của các em tâm sự rồi cùng bàn chuyện giải hòa cho tụi nhỏ. Sau đó con tôi an tâm học và đến giờ rất thân với nhóm bạn đó. Nếu lúc đó, vợ chồng tôi không theo sát con để uốn nắn, tâm sự chia sẻ cùng con thì mọi chuyện giờ sẽ không biết sự việc sẽ đến đâu. |
Theo SGGP
Tình trạng thiếu kĩ năng sống đang khiến giới trẻ gặp lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân từ đó dẫn đến trạng thái khủng hoảng tâm lý hay dễ bị sa đà vào các tệ nạn xã hội khi thiếu một bản lĩnh vững vàng và kỹ năng ứng phó.
Năm 2010, trường đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) có chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, chương trình đào tạo trình độ quốc tế và chương trình đào tạo tiên tiến với những ưu đãi hấp dẫn.
Không chỉ được tạo điều kiện tốt nhất để học tập, sinh viên (SV) các chương trình tài năng, chất lượng cao, tiên tiến... còn được nhận "lương" mỗi tháng.
Cuối tuần này là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010 theo tuyến Sở GD-ĐT
Nên cho vay thay vì"đặt cược". "Trường không có ràng buộc gì. Giỏi, nhưng không thích ở trường thì xem xét cho... đi". "Họ đi học không về thì phải chịu"... Mỗi nhà quản lý một cách lý giải nhưng đều chung quan điểm: Không thể níu về trường bằng cách "đặt cược" 1.000 USD hay giữ lương như cách một số trường ĐH đang làm với giảng viên đi du học.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện có trình độ dân trí không đồng đều. Một bộ phận cán bộ và người dân chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác PCGD và xây dựng xã hội học tập, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) nên vẫn còn nhiều gia đình để con em trong độ tuổi phải nghỉ học hoặc đi học muộn.