Rút kinh nghiệm từ các năm trước, nhằm tránh tình trạng quá tải trong tuyển sinh lớp 1, phòng giáo dục các quận huyện và Sở GD-ĐT TPHCM đã khảo sát nắm tình hình trường lớp cũng như dự báo số trẻ vào lớp 1 ở từng địa phương. Tuy nhiên, với tình hình trường lớp thu hẹp dần, nhưng số trẻ chuẩn bị vào lớp 1 tăng lên với những con số chóng mặt, e rằng năm học tới tình trạng quá tải ở lớp 1 lại là chuyện “đến hẹn lại lên”.

 

Phụ huynh nộp hồ sơ xét tuyển vào lớp 1 năm học 2009 - 2010 tại Trường Tiểu học Kim Đồng, Gò Vấp. Ảnh: MAI HẢI

Vẫn tiếp tục “nhồi nhét”

Sau chuyến “khảo sát thực địa” tại quận Bình Tân, trong cuộc họp với các đại biểu HĐND TPHCM, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Hoài Chương chia sẻ: “Năm học tới, dự báo trẻ vào lớp 1 ở quận này là 7.000-8.000, nhưng với khả năng trường lớp tại địa bàn này chỉ ở mức 4.000-5.000”.

 Từ trước đến nay, Bình Tân là quận có  tỷ lệ dân đứng “nhất nhì” TPHCM. Hơn nữa, đây cũng là địa bàn có dân nhập cư khá đông. Hàng năm, ngoài việc giải quyết số chỗ học cho trẻ tại địa phương, quận còn phải gánh với một số khu vực giáp ranh với huyện Bình Chánh chưa có trường lớp.

Còn nhớ năm học trước, số HS lớp 5 lên lớp 6 của quận Bình Tân là 2.545, nhưng số trẻ vào lớp 1 là 7.136, chênh lệch giữa “đầu vào cấp” và “đầu ra cấp” là 4.591. Để giải quyết đủ chỗ học cho HS lớp 1, tất cả các trường tiểu học ở Bình Tân đều phải cắt giảm hầu hết các lớp bán trú, lớp hai buổi; dồn sĩ số các khối lớp 2, 3, 4; xóa sân chơi để xây phòng học…

Đồng cảnh ngộ với quận Bình Tân là quận Gò Vấp. Theo thống kê sơ bộ của Phòng GD quận Gò Vấp, dự báo số trẻ vào lớp 1 năm nay khoảng 6.000-7.000, gần ngang ngửa với Bình Tân. Thậm chí hiện nay, quận Gò Vấp được đánh giá là “điểm nóng” hơn cả, vì quỹ đất công dành để xây dựng trường lớp đã không còn nhiều, thậm chí đang trong tình trạng “bão hòa”. 

Ông Trương Văn Non, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, cho biết: “Thực tế từ năm 2004 đến nay, việc xây dựng trường lớp mới ở quận dường như đang bị bão hòa trầm trọng, trong vòng  5 năm mới xây được thêm 6 trường, thậm chí tính đến thời điểm này chỉ có 4/6 trường hoàn thành”. 

Bảng thống kê tỷ lệ học sinh, số lượng trường tiểu học của quận Gò Vấp từ  năm học 2004-2005 đến năm học 2009-2010 cho thấy, trong 5 năm số trường tiểu học “giậm chân tại chỗ” ở con số 18, nhưng sĩ số bình quân một lớp từ 43,3 học sinh đã lên đến 45,6 học sinh. Thậm chí nhiều trường có sĩ số bình quân ở mức trên 50 học sinh.

Hàng năm, quận Gò Vấp là một trong những quận có số dân nhập cư đông nhất TP.HCM (hiện tại là 540.000 dân). Theo đó, số học sinh vào lớp 1 cũng tăng liên tục khiến tình trạng số lớp trong trường, số học sinh trong lớp thêm căng thẳng.

Những phương án tình thế

Từ đầu năm học 2009-2010 đến nay nhiều trường đã tiến tới công nhận đạt chuẩn. Đặc biệt, đối với những trường vừa mới được xây dựng, khánh thành, trường nào cũng hướng đến “chuẩn” (phòng học, trang thiết bị, sĩ số, diện tích sân chơi…). Tuy nhiên trước tình trạng quá tải lớp 1, rất có thể những ngôi trường đã, đang và chuẩn bị tiến tới công nhận chuẩn kia sẽ bị “phá chuẩn” lúc nào không biết.

Trước tình trạng trường lớp căng thẳng, sĩ số quá tải, năm học 2010-2011, Phòng GD quận Gò Vấp đã tính đến phương án chuyển bớt số học sinh của trường này sang Trường Tiểu học Lương Thế Vinh.

Theo ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng phòng GD quận Gò Vấp: “Trường Lương Thế Vinh được xây dựng với hy vọng hướng đến trường chuẩn, nhưng trước tình thế này, buộc lòng phải chia sẻ gánh nặng với Trường Tiểu học An Hội”. Như vậy,  năm học 2010-2011, số học sinh Trường Tiểu học An Hội đang học tạm ở Trường THCS Phạm Văn Chiêu như hiện nay sẽ chuyển sang học ở Trường Tiểu học Lương Thế Vinh”.

Trước đây khi trường An Hội xây xong cũng hướng đến chuẩn, nhưng giờ lại đạt “kỷ lục” là trường có học sinh đông nhất Việt Nam, với tổng số lớp là 103 và 5.300 học sinh. Với tình trạng dân tăng, đất công thu hẹp dần, dự đoán những ngôi trường tiểu học dự kiến hoàn thành năm học 2010-2011 tại quận này như: Phan Châu Trinh, Hoàng Văn Thụ e rằng cũng sẽ quá tải.

Ông Võ Ngọc Thành, Phó phòng GD quận 8, chia sẻ: “Quận nào khi khởi công xây dựng trường mới cũng hướng đến mục tiêu đạt chuẩn, nhưng đến mùa tuyển sinh đầu cấp, ngành phải ưu tiên giải quyết đủ chỗ học cho học sinh, sau đó mới tính đến chuyện phấn đấu đạt chuẩn hay không”.

Năm học 2010-2011, quận 8 dự kiến sẽ hoàn thành Trường Tiểu học An Phong. Dự kiến đây cũng sẽ là trường chuẩn quốc gia, nhưng nếu tình hình trường lớp không đủ đáp ứng, rất có thể đây cũng là Trường Tiểu học Lương Thế Vinh thứ hai.

Tại quận Bình Tân, mặc dù vừa qua đã khởi công xây dựng Trường Tiểu học chuẩn quốc gia Bình Hưng Hòa B. Dự kiến ngôi trường này sẽ đáp ứng chỗ học cho 1.000 học sinh. Trong tháng 4 năm 2010, quận Bình Tân cũng sẽ khởi công thêm ba trường THCS và tiểu học, nhưng thời điểm hoàn thành và đưa vào sử dụng ít nhất cũng kéo dài đến giữa hoặc cuối năm 2011.

Với số liệu dự báo trẻ vào lớp 1 hiện tại, năm học tới, quận Bình Tân chỉ đủ đáp ứng được chỗ học cho một nửa trẻ vào lớp 1. Còn 4.000 trẻ còn lại, quận sẽ tính toán sao đây? Phải chăng cũng sẽ bàn đến phương án “dồn sĩ số” hay phải nhờ địa bàn lân cận “chung lưng đấu cật”?

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác

Các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ quỹ Phát triển giáo dục và đào tạo
Các trường tiểu học trên địa bàn TPHB quan tâm xây dựng góc học tập thân thiện cho học sinh
Tào Anh Quân - Nguyễn Phương Anh
Không có hình ảnh

Dẹp “loạn” chạy vào lớp 1

Để hạn chế tình trạng này, năm học 2010-2011, kế hoạch tuyển sinh đầu cấp tại các quận, huyện phải thông qua Sở GD-ĐT l Hơn 21.000 học sinh không được vào lớp 10 công lập

Hà Nội: Festival tuyển dụng cho sinh viên tám trường kinh tế

Festival tuyển dụng dành cho sinh viên, cử nhân của tám trường khối kinh tế trên địa bàn thủ đô (lần thứ tư) sẽ được Đoàn Thanh niên Trường đại học Ngoại thương Hà Nội và CLB Nguồn Nhân lực tổ chức bắt đầu từ ngày 8 đến 16-5.

“Tất cả vì mục tiêu giáo dục cho mọi người”

(HBĐT) - Ngày 21/4, UBND thành phố Hoà Bình đã tổ chức lễ phát động tuần lễ "hành động toàn cầu giáo dục cho mọi người” năm 2010. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, lãnh đạo Thành uỷ, UBND, HĐND, UB MTTQ Thành uỷ Hoà Bình và đông đảo các thầy cô giáo, các em học sinh thuộc các trường PT và TH chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố.

Cô học trò có duyên với môn học Địa lý

(HBĐT) - “Trần Thị Thu Phương là một học trò chăm chỉ, khả năng tư duy nhậy bén và kỹ năng học, thi rất tốt”. Đó là lời nhận xét chứa bao niềm tự hào của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Trang, Lãnh đội đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lý của trường THPT Năng khiếu chuyên Hoàng Văn Thụ. Cô học trò giỏi Thu Phương đó vừa đạt giải nhì môn Địa lý, kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2010.

Hai chị em sinh viên nghèo học giỏi

Để có tiền lo cho đứa em trai học đại học, người chị gái phải bỏ quê lặn lội lên thành phố tìm việc làm. Không chỉ thế, với nghị lực phi thường, người chị gái này đã đăng ký học thêm rồi thi đỗ vào một trường cao đẳng.

Chủ tịch tỉnh có quyền cách chức hiệu trưởng trường ĐH

Chủ tịch UBND tỉnh có quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trên địa bàn. Các tiêu chuẩn được thực hiện theo quy định Điều lệ trường đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục