Các trường tiểu học trên địa bàn TPHB quan tâm xây dựng góc học tập thân thiện cho học sinh

Các trường tiểu học trên địa bàn TPHB quan tâm xây dựng góc học tập thân thiện cho học sinh

(HBĐT) - Trong những năm qua, phòng GD&ĐT thành phố Hoà Bình đã thường xuyên nâng cao nhận thức, tạo cơ hội cho cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Đồng thời đánh giá khách quan kết quả tự học thông qua việc tổ chức thi kiến thức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, thi giáo viên dạy giỏi cho những thầy, cô có đăng ký hàng năm.

 

Việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi được phòng GD&ĐT tập trung vào các nội dung thi hồ sơ, đồ dùng dạy học, thi lý thuyết và thực hành. Trong đó, đối với phần thi hồ sơ giáo viên được kiểm tra toàn bộ  hồ sơ theo quy định nhằm đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong toàn bộ qúa trình giảng dạy của giáo viên. Phần thi kiến thức theo nội dung chương trình từng cấp học, môn học, kiến thức về pháp luật, các vấn đề có liên quan đến công tác giáo dục thông qua bài thi lý thuyết. Phần thi thực hành giáo viên được bắt thăm ngẫu nhiên một tiết dạy trong chương trình đăng ký dự thi nhằm đánh giá kỹ năng sư phạm, sự linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy và phong cách nghề nghiệp.  Bên cạnh các phần thi được thực hiện tại hội thi, những giáo viên đã đạt kết quả còn được đánh giá thông qua sự tín nhiệm của đồng nghiệp và căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong cả năm học cũng như căn cứ vào kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của mỗi cấp học, kết quả kiểm tra của các nhà trường…

 

Bà Nguyễn Thị Chung, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố cho biết: Để phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải có ý thức thường xuyên phấn đấu, hoàn thiện mình, có nhiều sáng kiến đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém phải được giáo viên xác định là trách nhiệm của bản thân trong qúa trình giảng dạy. Chính vì vậy, phòng GD&ĐT thành phố đã tăng cường chỉ đạo các nhà trường gắn liền việc bồi dưỡng học sinh giỏi với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi giáo viên nêu cao ý thức trách nhiệm, chủ động phân hoá đối tượng, có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh bồi dưỡng thêm cho học sinh vào buổi 2 trong các tuần học.

 

Các đơn vị, trường học cũng thường xuyên quan tâm xây dựng nền nếp, kỷ cương với mục tiêu xây dựng “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, các phong trào thi đua, coi trọng giáo dục đạo đức lối sống theo phương châm dạy chữ kết hợp với dạy người…

 

Từ những giải pháp đồng bộ, thiết thực, những năm qua, phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt của ngành GD&ĐT thành phố đã lan toả sâu rộng đến tất cả các trường học trên địa bàn. Trong 5 năm (2004 – 2009), toàn thành phố đã có 1.350 lượt giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 494 lượt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Có 692 học sinh giỏi cấp thành phố, 1.442 học sinh giỏi cấp tỉnh. Nổi bật trong năm học 2008 – 2009, đã có 18/18 trường tiểu học, 12/17 trường THCS có học sinh giỏi cấp tỉnh, nhiều trường vùng khó khăn như Thống Nhất, Sủ Ngòi, Hoà Bình, Thái Thịnh, Yên Mông đã có học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi.

 

Song song với việc nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường cũng được duy trì và phát triển, được ghi nhận bằng kết quả tỷ lệ chấu sức khoẻ kênh A của nhà trẻ, mẫu giáo đạt từ 93 – 95%. Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS đạt từ 98 – 100%.

 

                                                                               Bình Giang

 

Các tin khác

Tào Anh Quân - Nguyễn Phương Anh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Tất cả vì mục tiêu giáo dục cho mọi người”

(HBĐT) - Ngày 21/4, UBND thành phố Hoà Bình đã tổ chức lễ phát động tuần lễ "hành động toàn cầu giáo dục cho mọi người” năm 2010. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, lãnh đạo Thành uỷ, UBND, HĐND, UB MTTQ Thành uỷ Hoà Bình và đông đảo các thầy cô giáo, các em học sinh thuộc các trường PT và TH chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố.

Cô học trò có duyên với môn học Địa lý

(HBĐT) - “Trần Thị Thu Phương là một học trò chăm chỉ, khả năng tư duy nhậy bén và kỹ năng học, thi rất tốt”. Đó là lời nhận xét chứa bao niềm tự hào của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Trang, Lãnh đội đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lý của trường THPT Năng khiếu chuyên Hoàng Văn Thụ. Cô học trò giỏi Thu Phương đó vừa đạt giải nhì môn Địa lý, kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2010.

Hai chị em sinh viên nghèo học giỏi

Để có tiền lo cho đứa em trai học đại học, người chị gái phải bỏ quê lặn lội lên thành phố tìm việc làm. Không chỉ thế, với nghị lực phi thường, người chị gái này đã đăng ký học thêm rồi thi đỗ vào một trường cao đẳng.

Chủ tịch tỉnh có quyền cách chức hiệu trưởng trường ĐH

Chủ tịch UBND tỉnh có quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trên địa bàn. Các tiêu chuẩn được thực hiện theo quy định Điều lệ trường đại học.

Để HS giỏi lớn lên hết loay hoay tìm chính mình?

Ngành giáo dục rất cần một sự cải tổ theo hướng giảm tải mạnh hơn nữa, tăng thời gian thảo luận, tự học và sáng tạo theo sở thích, và nên coi đây là công việc cấp bách, có tầm quan trọng sống còn. Ngay lúc này, có thể thành lập hệ thống câu lạc bộ Sáng Tạo Kiên Trì (CLB STKT ) ở các trường phổ thông, nhằm thu hút học sinh tham gia trong thời gian rỗi, đặc biệt là các em có năng lực trí tuệ trên mức trung bình, có khả năng giải quyết nhanh các bài tập được giao ở trường.

Bao giờ giáo viên sống bằng lương?

Bài viết Lương giáo viên đăng trên Báo Thanh Niên ngày 19.4 tạo dư luận mạnh mẽ trong độc giả. Hàng loạt e-mail, điện thoại gửi về tòa soạn báo thể hiện sự đồng tình với bài viết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục