Học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Với thực tế học sinh (HS) tốt nghiệp THCS đang trong tình trạng năm sau tăng hơn năm trước và sự phát triển của hệ thống trường lớp không đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế đã khiến cuộc chạy đua tìm một chỗ ở các lớp đầu cấp trường THPT công lập tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM đang trở nên ngày càng gay gắt.

 

Thực tế này đã khiến hầu hết các bậc phụ huynh HS có con chuẩn bị vào lớp 10 đứng ngồi không yên với những nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển mà mình đã chọn. Cánh cửa vào lớp 10 các trường công lập ở top 1 vì vậy ngày càng hẹp.

Tỉ lệ vào lớp 10 công lập: Giảm dần

Theo số liệu thống kê từ Sở GDĐT TPHCM năm 2009-2010, với tỉ lệ hơn 83%HS được theo học ở lớp 10 công lập, thì trên địa bàn chỉ còn khoảng 17.000HS phải chấp nhận giải pháp theo học hệ thống trường ngoài công lập. Khi ấy, trao đổi với báo giới, lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM đã lý giải: Sở không có chủ trương hạn chế tỉ lệ HS vào lớp 10 nhưng do lượng HS tốt nghiệp THCS tăng hơn 4.300HS mà trường THPT xây mới lại không có.

Chính vì vậy, để bảo đảm số học sinh không vượt quá 45HS/lớp, chúng ta phải chấp nhận giải pháp tình thế là giảm tỉ lệ HS vào lớp 10 công lập… Và năm nay, một lần nữa giải pháp được coi là “tình thế” ấy lại tái diễn? Bởi, theo kế hoạch tuyển sinh của Sở GDĐT TPHCM, năm học 2010-2011, sẽ chỉ có khoảng 72,3% HS vào lớp 10 ở các trường công lập trong số khoảng 77.749 HS tốt nghiệp THCS dự tuyển vào lớp 10. Như vậy, sẽ còn hơn 21.000HS phải tìm chỗ học ở khối ngoài công lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên…

Tương tự, tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội cũng rất căng thẳng vì toàn thành phố Hà Nội (cả Hà Tây cũ) hiện có 184 trường THPT công lập và ngoài công lập, trong khi đó có tới 584 trường THCS với khoảng 90.000HS lớp 9. Do đó, các trường công lập THPT chỉ đáp ứng được khoảng 60% yêu cầu của HS lớp 9, còn lại học sinh sẽ phải vào các trường dân lập.

Cơ hội đỗ vào lớp 10 THPT công lập của TS sẽ dựa trên việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh với điều kiện đã trúng tuyển theo NV1 thì không được xét tuyển theo NV2. Nếu thí sinh đăng ký nhập học theo NV2 thì phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất là 1,5 điểm. Trong trường hợp hạ điểm chuẩn, trường chỉ tuyển học sinh đăng ký dự thi theo NV1. Ngoài ra, Hà Nội cũng cho phép HS có hoàn cảnh đặc biệt được chuyển đổi khu vực tuyển sinh.

Phụ huynh “đấu trí” chọn trường

Anh Đào Thanh Tùng - quận Tân Bình (TPHCM) - cho biết: “Tuy đã được cô giáo chủ nhiệm của con hướng dẫn, cung cấp thông tin điểm chuẩn của các trường, nhưng gia đình vẫn băn khoăn. Con gái của tôi có sức học khá giỏi, chọn trường điểm cao thì sợ con không có chỗ học, mà chọn trường điểm thấp thì lại… tiếc!”. Cuối cùng, anh chọn giải pháp: Một trường nằm trong tốp 1 - những trường uy tín, thường có chuẩn đầu vào thuộc loại cao cho NV1, tiếp theo là trường thuộc nhóm “bậc trung” NV2. 

Theo kế hoạch, sau khi Sở GDĐT TPHCM phổ biến số liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh đăng ký dự thi vào mỗi trường để phụ huynh và học sinh tham khảo, từ 20-26.5, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo để xin điều chỉnh nguyện vọng ưu tiên cho phù hợp hơn. 

Và cuối cùng là trường gần nhà thuộc vào nhóm trường “không tên tuổi” dựa trên nguyên tắc chuẩn điểm của các trường giảm dần. Với sự chọn lựa này, anh Tùng cũng tự động viên: “Trước mắt, tôi chọn như vậy, đợi khi có thông tin ban đầu của Sở công bố, sẽ thay đổi NV nếu thấy chưa hợp lý”.

 Trong khi đó, chị Hoàng Kim - có con đang học ở trường THCS Hà Huy Tập (TPHCM) - tâm sự: Sau khi được tư vấn trực tiếp từ phía lãnh đạo Sở GDĐT thông qua các chương trình tư vấn tuyển sinh online của các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình chị đã đi đến quyết định chọn giải pháp an toàn nhất bằng cách tính tổng điểm thi học kỳ 2 của con rồi trừ hao 4-5 điểm. Sau đó, căn cứ vào điểm chuẩn năm ngoái (nhà trường đã phát cho phụ huynh tham khảo) để chọn trường.
 
“Tuy nhiên, “học tài thi phận”, nếu chẳng may cháu bị trượt, giải pháp cuối cùng chắc là vào trường dân lập. Lúc ấy lại phải tiếp tục lo lắng về chi phí khá cao tại các trường này trong suốt 3 năm. Thật là nan giải, con học mà phụ huynh lại phải căng thẳng “đấu trí” - chị Kim nói.

Đây cũng là tâm lý lo lắng chung của các phụ huynh có con có NV đăng ký dự tuyển tại các trường công lập “nóng” như Kim Liên, Thăng Long, Chu Văn An (Hà Nội). Theo tìm hiểu của PV, để dự phòng, các trường dân lập với mức học phí cao được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Dự báo năm nay, cảnh phụ huynh xếp hàng từ tờ mờ sáng để được nộp đơn xin học cho con vào trường THPT Lương Thế Vinh vốn đã diễn ra 2 năm trở lại đây lại sẽ lại lặp lại vì điểm trúng tuyển đợt 1 của trường này cũng cao ngang với các trường công lập hàng đầu như THPT Kim Liên, THPT Thăng Long.
 
Những trường khác như Nguyễn Siêu, Lô-mô-nô-xốp, Marie Curie... cũng hút nhiều đơn đăng ký dự tuyển. Theo chị Nguyễn Thị Huệ - nhà ở Trần Duy Hưng (HN) - thì so với hệ thống trường công lập, các trường ngoài công lập có lợi thế là sự chủ động trong đầu tư cơ sở vật chất để phát triển dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Đầu vào của các trường này cũng khá cao dù học phí không hề rẻ. Bên cạnh đó, một ưu điểm khác là trong khi các trường công lập phải tận dụng tối đa quy định 45 HS/ lớp thì nhiều trường ngoài công lập đều đặt mục tiêu giảm sĩ số HS/ lớp…

“Hoàn toàn có thể đáp ứng...”

Giáo viên tư vấn cho phụ huynh về nguyên tắc chọn nguyên vọng thi vào lớp 10 trường công lập. Ảnh: Thanh Nguyên.

Trao đổi về những bức xúc của phụ huynh có con đang tham gia cuộc chạy đua đầu cấp vào 10, Giám đốc Sở GDĐT TPHCM - TS Huỳnh Công Minh - cho biết: Dù tỉ lệ vào công lập năm nay có giảm hơn năm trước, song hệ thống trường lớp trên địa bàn hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ chỗ học cho tất cả các HS tốt nghiệp PTTH. Vấn đề là những HS trung bình nên theo học ở hệ nào cho “tương ứng” với sức học của mình.

Theo dự tính của Sở, niên học tới (2010-2011) sẽ có xấp xỉ 27%HS (tương ứng khoảng 21.000HS) sẽ theo học các trường ngoài hệ thống công lập. Để giải quyết số HS này, bên cạnh các trường dân lập, hệ thống đào tạo của ngành giáo dục đã mở ra những chọn lựa khác cho các em như vào trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)…

Cụ thể, hiện đã có rất nhiều trường TCCN được đầu tư nâng cấp cả chất lượng đào tạo lẫn cơ sở vật chất để thu hút các em. Hướng chọn lựa này rất thích hợp cho những HS tốt nghiệp THCS nhưng có sức học trung bình bởi HS có thể tránh lãng phí 3 năm cố gắng “đua” vào các trường THPT mà sức học của bản thân không thể theo nổi.

Tại Hà Nội, với hình thức xét tuyển, rất nhiều phụ huynh lo lắng sẽ xảy ra tình trạng gian lận trong học bạ. Để đảm bảo công bằng, khách quan, ông Phạm Khắc Lợi - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT Hà Nội - cho biết, Sở yêu cầu các công tác này phải được kiểm tra chéo nhiều vòng. Vòng 1 là các trường tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ học sinh lớp 9 để giúp trường bạn kịp thời phát hiện sai sót.

Bên cạnh đó, các phòng GDĐT quận, huyện phải thành lập các đoàn thanh tra công tác xét tuyển THCS để kiểm tra công tác này tại 100% các trường trực thuộc. Sau khi đã có kết quả điểm THCS nhà trường phải công bố công khai với phụ huynh, HS để phụ huynh, HS tự kiểm tra.

Cũng để đảm bảo chính xác về điểm THCS, ông Phạm Khắc Lợi cho biết, từ 28.5 đến trước khi thi tuyển lớp 10 THPT, Sở GDĐT sẽ đối chiếu kết quả các trường gửi về với dữ liệu điểm được lưu tại Sở từ các năm lớp 6, 7, 8. “Với phần mềm xét tuyển, Sở đảm bảo sẽ nhanh chóng phát hiện bất cứ chênh lệch nào về điểm số của nhà trường đưa lên với số liệu được Sở lưu giữ các năm trước” - ông Lợi khẳng định.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2010-2011 của Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 22.6, thí sinh (TS) thi trường chuyên có thêm ngoại ngữ và môn chuyên vào ngày 23 và 24.6. Mỗi HS được đăng ký NV dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể NV vào các lớp chuyên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây. Ngoài ra, HS có thể nộp đơn dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập hoặc học chương trình THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.  

 

 

                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ngồi trên giảng đường mà lòng canh cánh nỗi lo học phí tăng cao.

Nhập nhèm liên kết đào tạo

Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ

Quỹ học bổng Vừ A Dính đồng hành cùng thế hệ trẻ miền núi và dân tộc Việt Nam trên chặng đường mới

Quỹ học bổng Vừ A Dính - Quỹ học bổng dành riêng cho các em học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số Việt Nam của Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập ngày 5-3-1999, theo sáng kiến của báo Thiếu niên Tiền phong. 11 năm đồng hành cùng học sinh, sinh viên miền núi và dân tộc Việt Nam, Quỹ Vừ A Dính đã và đang trở thành người bạn lớn tin yêu của thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Bộ Giáo dục khuyên thầy Khoa đừng nghỉ việc

Trao đổi với VietNamNet sáng 19/5, quyền Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc không ngạc nhiên vì đã biết thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa định bỏ nghề.

Bùi Thị Thu Hằng, cô giáo trẻ tâm huyết với nghề

(HBĐT) - “Yêu ngành, yêu nghề, không ngại khó, ngại khổ, hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu và vì các nhiệm vụ được giao”. Đó là nhận xét chung của các thầy, cô giáo trường THPT Lương Sơn, huyện Lương Sơn đối với cô giáo Bùi Thị Thu Hằng, tổ trưởng Tổ khoa học xã hội và nhân văn của nhà trường

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010: Bức tranh nào cho các khối thi?

Hồ sơ ĐKDT giảm những số hồ sơ thực lại tăng nên sẽ không làm “hạ nhiệt” tính cạnh tranh giữa cái khối thi mà trái lại sẽ làm tăng sự “khốc liệt” ở một số nhóm ngành. Vậy bức tranh nào cho các khối thi ở kì tuyển sinh ĐH năm nay?

Nhập nhèm liên kết đào tạo

Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục