Ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký công điện gửi các Ban Chỉ đạo thi phổ thông Trung ương, Cục nhà trường, các trường ĐH, CĐ khẩn trương và nghiêm túc thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kỳ thi chặt chẽ, nghiêm túc, an toàn.
Ngoài ra, Bộ đặc biệt lưu ý chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch huy động các nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội và phụ huynh học sinh đảm bảo an toàn về đi lại, đề phòng tai nạn giao thông ở các địa bàn phức tạp như vùng lũ, vùng sông nước, đồi núi hiểm trở; đáp ứng việc ăn, nghỉ, đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thí sinh ở xa và có nhu cầu khi tham gia thi tại các Hội đồng coi thi trong mỗi cụm thi ở địa phương, tạo điều kiện tối đa cho thí sinh dự thi theo cụm, không để xảy ra tình trạng bỏ thi vì phải đi lại quá xa hoặc vì điều kiện ăn ở sinh hoạt…
Theo Dantri
Từ năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm (học sinh bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp 3 cho đến lớp 12). Dù thực hiện từng bước nhưng chương trình này gặp rất nhiều khó khăn
Những ngày giữa tháng 5, chúng tôi đến xã vùng cao Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), được chứng kiến một “kỳ tích” trong việc bà con dân tộc thiểu số nơi đây tự thành lập quỹ khuyến học, khuyến khích được 100% con em tới trường.
Hôm qua, tại Bến xe Mỹ Ðình, Hà Nội, hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện Thủ đô tham dự ra quân Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2010, do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục - Ðào tạo, Tập đoàn Thiên Long, báo Thanh niên phối hợp tổ chức.
(HBĐ) - Năm học 2009-2010, “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” được ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc xác định là chủ đề quan trọng của năm học. Cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn.
Với thực tế học sinh (HS) tốt nghiệp THCS đang trong tình trạng năm sau tăng hơn năm trước và sự phát triển của hệ thống trường lớp không đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế đã khiến cuộc chạy đua tìm một chỗ ở các lớp đầu cấp trường THPT công lập tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM đang trở nên ngày càng gay gắt.
Trong tổng số 286 học sinh (HS) khối lớp 10, có tới 140 em xếp loại yếu (48,95%), 30,07% kém, chỉ có 1 HS giỏi và 7 em loại khá