Trường THCS thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy
(HBĐ) - Năm học 2009-2010, “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” được ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc xác định là chủ đề quan trọng của năm học. Cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn.
Bà Đoàn Thị Hải, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc cho biết: huyện Đà Bắc hiện có 722 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số. Do đặc điểm địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế của nhân dân trong các xã không đồng đều, trình độ dân trí ở từng vùng trong huyện khác biệt lớn vì vậy công tác giáo dục dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Trước điều kiện như vậy, để mạng lưới giáo dục huyện nhà ngày một hoàn thiện và phát triển toàn diện hơn. Ngay từ các đầu năm học, phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch tham mưu với UBND huyện đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, ban, ngành; chỉ đạo các đơn vị trường học đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc cho con em đến trường, làm tốt việc điều tra bổ sung nắm vững số liệu chính xác về dân số, độ tuổi, trình độ văn hoá và điều kiện kinh tế của từng địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục sát thực phù hợp cho học sinh dân tộc thiểu số, giảm thiểu sự bất bình đẳng về giới và điều kiện học tập giữa các vùng. Đồng thời tiếp tục thực hiện có chất lượng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Nhờ coi trọng công tác giáo dục dân tộc, hàng năm chất lượng GD&ĐT của huyện đã có những bước chuyển đáng mừng. Đến nay, toàn ngành có trên 1.460 cán bộ giáo viên, trong đó có 722 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhân viên; 257 đồng chí là đảng viên; 666 cán bộ, giáo viên người dân tộc thiểu số có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn.
Bám sát chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” để tạo được sự chuyển biến trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số ở những vùng khó khăn. Năm học 2009 – 2010, phòng GD&ĐT Đà Bắc đã đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo tinh thần Chỉ thị số 40 của Bộ GD&ĐT như: Tổ chức các lớp tập huấn, các Hội nghị chuyên đề theo bậc học, ngành học, các cụm trường học; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển một bộ phận GV vùng thấp tăng cường cho các vùng khó khăn; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các trường vùng khó khăn… Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức tốt mô hình nội trú dân nuôi ở các trường vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập; tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú trọng vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học mới đối với học sinh dân tộc thiểu số. Từ đó, đã tác động rất lớn đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các địa phương. Bên cạnh công tác giảng dạy các bộ môn theo qui định, hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn huyện đều chú trọng triển khai nội dung chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân dộc một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng dạy phát âm chuẩn tiếng Việt cho học sinh dân tộc dưới hình thức lồng ghép trong các giờ sinh hoạt ngoại khoá, hội thi văn nghệ, kể chuyện… Ngoài việc quan tâm thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông, bán trú cụm xã, huyện Đà Bắc có 2 trường nội trú để thu hút số học sinh THCS là người dân tộc thiểu số học giỏi, tạo nguồn cán bộ tương lai cho địa phương.
Bằng các nguồn lực đầu tư xây dựng trường học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên và các phòng chức năng, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng và tổ chức tốt mô hình bán trú cho học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa… đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trên địa bàn huyện tiếp tục đổi mới các phương pháp dạy học, trong đó vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học mới đối với học sinh dân tộc thiểu số. Đồng thời có tác động lớn đến sự nghiệp phát triển GD&ĐT ở huyện Đà Bắc.
Hoàng Huy
Hà Nội có một số trường ĐH thuộc top đầu, thu hút sinh viên được Bộ GDĐT cho phép mở thêm hệ đào tạo ngoài ngân sách (NNS), được coi như chiếc "phao cứu sinh" cho những ai theo đuổi giấc mơ học tại những trường mà mình yêu thích, nhưng thiếu 0,5 - 1 điểm chuẩn vào trường.
Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ
Quỹ học bổng Vừ A Dính - Quỹ học bổng dành riêng cho các em học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số Việt Nam của Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập ngày 5-3-1999, theo sáng kiến của báo Thiếu niên Tiền phong. 11 năm đồng hành cùng học sinh, sinh viên miền núi và dân tộc Việt Nam, Quỹ Vừ A Dính đã và đang trở thành người bạn lớn tin yêu của thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trao đổi với VietNamNet sáng 19/5, quyền Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc không ngạc nhiên vì đã biết thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa định bỏ nghề.
(HBĐT) - “Yêu ngành, yêu nghề, không ngại khó, ngại khổ, hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu và vì các nhiệm vụ được giao”. Đó là nhận xét chung của các thầy, cô giáo trường THPT Lương Sơn, huyện Lương Sơn đối với cô giáo Bùi Thị Thu Hằng, tổ trưởng Tổ khoa học xã hội và nhân văn của nhà trường
Hồ sơ ĐKDT giảm những số hồ sơ thực lại tăng nên sẽ không làm “hạ nhiệt” tính cạnh tranh giữa cái khối thi mà trái lại sẽ làm tăng sự “khốc liệt” ở một số nhóm ngành. Vậy bức tranh nào cho các khối thi ở kì tuyển sinh ĐH năm nay?