Những ngày giữa tháng 5, chúng tôi đến xã vùng cao Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), được chứng kiến một “kỳ tích” trong việc bà con dân tộc thiểu số nơi đây tự thành lập quỹ khuyến học, khuyến khích được 100% con em tới trường.
Suối Giàng là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, với gần 100% dân số là người Mông sinh sống. Bao nhiêu đời vật lộn với cái đói, cái nghèo, giờ đây, người dân dòng họ Giàng trong xã đã nhận thức được rằng, chỉ có học cái chữ thì mới biết cách làm kinh tế, mới xóa được cảnh đói nghèo. Vậy là, những người uy tín của họ Giàng đến tận nhà để tuyên truyền, vận động các gia đình cho con em đến trường. Đối với con em các gia đình khó khăn, họ Giàng trích từ quỹ khuyến học, hỗ trợ thêm gạo và 50 nghìn đồng trở lên/người. Bên cạnh đó, dòng họ Giàng đặt ra quy định, nếu gia đình nào không cho con đi học hoặc để con bỏ học sẽ bị phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng.
Từ mô hình khuyến học của dòng họ Giàng, Hội Khuyến học xã Suối Giàng cùng các chi hội khuyến học thôn, bản, trường học được thành lập. Dòng họ Giàng với truyền thống hiếu học và khuyến học, khuyến tài đã tích cực hưởng ứng, đóng góp công sức trong phong trào xã hội hóa giáo dục, vận động con em trong độ tuổi đến trường. Dòng họ đã vận động các con cháu từ 18 đến 35 tuổi đi học các lớp xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở. Dòng họ Giàng còn tự nguyện đóng góp tiền mặt, vật liệu và ngày công lao động, cùng nhân dân trong xã xây dựng hai ngôi nhà khung gỗ 8 gian, một nhà khung gỗ 3 gian làm bếp ăn tập thể cho học sinh bán trú của trường tiểu học và trung học cơ sở.
Tính đến cuối năm 2009, dòng họ Giàng có 10 người đã và đang theo học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, chiếm 66% số người trong xã theo học các trường chuyên nghiệp. Hiện nay, nhiều con em của dòng họ đang công tác và có đóng góp quan trọng với địa phương.
Theo DanTri
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết, đang hoàn thiện lại quy định về quy trình và điều kiện đăng ký mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo hướng tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo và phân công, phân cấp quản lý đào tạo TCCN cho địa phương và các bộ, ngành chủ quản trường.
Từ năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm (học sinh bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp 3 cho đến lớp 12). Dù thực hiện từng bước nhưng chương trình này gặp rất nhiều khó khăn
Hà Nội có một số trường ĐH thuộc top đầu, thu hút sinh viên được Bộ GDĐT cho phép mở thêm hệ đào tạo ngoài ngân sách (NNS), được coi như chiếc "phao cứu sinh" cho những ai theo đuổi giấc mơ học tại những trường mà mình yêu thích, nhưng thiếu 0,5 - 1 điểm chuẩn vào trường.
Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ
Quỹ học bổng Vừ A Dính - Quỹ học bổng dành riêng cho các em học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số Việt Nam của Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập ngày 5-3-1999, theo sáng kiến của báo Thiếu niên Tiền phong. 11 năm đồng hành cùng học sinh, sinh viên miền núi và dân tộc Việt Nam, Quỹ Vừ A Dính đã và đang trở thành người bạn lớn tin yêu của thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trao đổi với VietNamNet sáng 19/5, quyền Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc không ngạc nhiên vì đã biết thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa định bỏ nghề.