Giáo viên Phạm Công Minh - trường THPT dân lập Hồng Hà, Q.Phú Nhuận, TP.HCM đang tra bài môn Địa lý cho học sinh lớp 12A2 (ảnh chụp ngày 22.5)

Giáo viên Phạm Công Minh - trường THPT dân lập Hồng Hà, Q.Phú Nhuận, TP.HCM đang tra bài môn Địa lý cho học sinh lớp 12A2 (ảnh chụp ngày 22.5)

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT đưa ra khá nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của thí sinh (TS).

Khoảng 30.000 TS thi Vật lý thay thế ngoại ngữ

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép học sinh hệ THPT cũng được thi thay thế môn ngoại ngữ nếu trong quá trình học có khó khăn về dạy - học môn này.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cả nước có khoảng 30.000 TS sẽ thi môn Vật lý thay môn ngoại ngữ. Đó là đối tượng TS rơi vào các trường hợp: không theo học hết chương trình ngoại ngữ THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học như: giáo viên dạy môn ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn ngoại ngữ (ví dụ đang học tiếng Nga chuyển sang học tiếng Anh...); các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành chưa đáp ứng yêu cầu.

Nếu địa phương nào ép thí sinh phải thi môn thay thế là trái với quy định”.

Ông Nguyễn Văn Kha - Trưởng phòng Khảo thí (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)

Tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Kha - Trưởng phòng Khảo thí, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định: TS thuộc diện khó khăn về học ngoại ngữ như trong hướng dẫn nhưng bằng cách nào đó TS tự củng cố kiến thức ngoại ngữ cho mình và cảm thấy tự tin thì không nhất thiết phải thi môn thay thế. Chính vì vậy, có thể ngay trong một lớp học gặp khó khăn về điều kiện dạy môn ngoại ngữ nhưng vẫn có trường hợp TS không chọn môn thi thay thế.

Ông Kha nhấn mạnh: “Nếu địa phương nào ép TS phải thi môn thay thế là trái với quy định”.

Phải báo ngay nếu nhận được đề thi lỗi

Năm nay, cả nước có hơn 90% tổng số trường THPT và trung tâm GDTX tổ chức thi theo cụm trường. Bộ GD-ĐT lưu ý: do có không ít TS sẽ phải thi ở địa điểm không phải trường học của mình, vì vậy TS cần đến trước ngày thi một ngày để xác định được đường đến trường thi, vị trí phòng thi của mình... nhằm tránh việc đến muộn hoặc nhầm trường thi.

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thông tin thêm: TS cần giữ gìn và chú trọng tới thẻ dự thi vì thẻ không chỉ dùng để kiểm tra, đối chiếu TS trước khi vào phòng thi mà mặt sau mỗi thẻ đều in rõ địa chỉ nơi thi của TS, đồng thời có phần hướng dẫn cách tô số báo danh đối với bài thi trắc nghiệm.

Bộ GD-ĐT cũng quy định: trường hợp TS đến phòng thi muộn, nhưng chưa đến thời điểm tính giờ làm bài thì giám thị lập biên bản và cho TS dự thi; tất cả các trường hợp đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài đều không được dự thi.

Đọc trước một lượt đề thi trước khi làm bài là một yêu cầu rất quan trọng mà TS không thể bỏ qua. Ông Nghĩa lưu ý: ngay khi nhận đề thi, TS cần kiểm tra tình trạng đề thi, nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để gần cuối buổi thi mới báo cáo, TS phải tự chịu trách nhiệm. Đối với môn thi trắc nghiệm, nếu TS nhận được đề thi thiếu câu, mất nét, in mờ, lỗi phông chữ... cũng báo ngay để giám thị tìm đề thi có mã đề thi tương ứng hoặc có mã đề thi khác với mã đề thi của những TS ngồi cạnh đổi lại cho TS, bảo đảm mỗi TS chỉ được phát một đề thi có mã khác với đề thi của những TS ngồi cạnh.

                                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại diện trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ trao thưởng cho các giáo viên giỏi năm học 2009 - 2010
14 em học sinh giỏi năm học 2009-2010 tại Trung tâm HĐTTN tỉnh được nhận học bổng

Bầy hầy chỗ ở nội trú học sinh phổ thông

Ngoài trời đã nóng nhưng bên trong các khu nội trú dành cho học sinh (HS) phổ thông các trường lại càng nóng hơn với cảnh quá tải, nhếch nhác ở các phòng nghỉ. Với không gian “thở” trung bình 1m²/người, các khu nội trú rõ ràng đang tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Học ngoại ngữ từ lớp 3: Khó khả thi

Từ năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm (học sinh bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp 3 cho đến lớp 12). Dù thực hiện từng bước nhưng chương trình này gặp rất nhiều khó khăn

Người Mông lập quỹ khuyến học

Những ngày giữa tháng 5, chúng tôi đến xã vùng cao Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), được chứng kiến một “kỳ tích” trong việc bà con dân tộc thiểu số nơi đây tự thành lập quỹ khuyến học, khuyến khích được 100% con em tới trường.

Ra quân chương trình Tiếp sức mùa thi 2010

Hôm qua, tại Bến xe Mỹ Ðình, Hà Nội, hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện Thủ đô tham dự ra quân Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2010, do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục - Ðào tạo, Tập đoàn Thiên Long, báo Thanh niên phối hợp tổ chức.

Đà Bắc: Chuyển biến công tác giáo dục dân tộc

(HBĐ) - Năm học 2009-2010, “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” được ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc xác định là chủ đề quan trọng của năm học. Cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn.

Cửa vào ngày càng hẹp?

Với thực tế học sinh (HS) tốt nghiệp THCS đang trong tình trạng năm sau tăng hơn năm trước và sự phát triển của hệ thống trường lớp không đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế đã khiến cuộc chạy đua tìm một chỗ ở các lớp đầu cấp trường THPT công lập tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM đang trở nên ngày càng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục