Bất kể trời nắng hay mưa, ngày nào H’Nge (lớp 8A3, Trường THCS Đoàn Thị Điểm, xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, Đắc Lắc) cũng cõng bạn cùng lớp là H’Ngát đến trường. Ba năm qua, hình ảnh đôi học trò đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người dân buôn Tab, xã Ea Drơng.

 

Từ khi có xe đạp, H’Nge và H’Ngát đến trường dễ hơn.

H’Ngát cao chưa đầy 1,2m, chỉ có một tay lành lặn, hai chân thì phình to và cánh tay còn lại bị cụt đến khuỷu. Vì vậy, em đi lại rất khó khăn, thậm chí một tay không thể nhấc nổi chiếc cặp lên vai. Đi đâu cũng phải nhờ người chở hoặc cõng. Tuy nhiên, niềm khao khát được cắp sách đến trường như bao bạn bè  đã thôi thúc em vượt lên số phận tật nguyền để đến lớp.

Thương con, mẹ H’Ngát là H’Nguôm Niê gác việc rẫy, sáng tối cùng con đến trường. H’Ngát là con út trong gia đình có đến 10 người con, kinh tế chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. 7 năm ròng, người mẹ gầy guộc không để con phải vắng một buổi học nào. Nhưng người mẹ cũng phải lo bươn chải kiếm cái ăn cho cả nhà nên không thể cứ cõng con đến trường mãi được.

May sao, lên lớp 6, có bạn H’Nge ở gần nhà, lại học cùng lớp. Hai đứa chơi với nhau rất thân nên H’Nge tình nguyện được cõng bạn đến trường. H’Nge tuy nhỏ người, sức yếu nhưng vì thương bạn nên cứ cố cong lưng đưa đón bạn đều đặn mỗi ngày trên con đường gần 4km.

H’Ngát càng lớn càng nặng, con đường đến trường như dài thêm ra… Nhưng mỗi ngày, từng chặng, từng chặng, hai đứa trẻ vẫn nương vào nhau để đến trường.
 
Năm lớp 7, nhà trường quyên góp mua tặng hai em chiếc xe đạp. Có xe nên thuận lợi hơn. Sáng sáng, H’Nge chạy xe sang nhà đón bạn đến trường. Ngày nắng thì tốt rồi, nhưng ngày mưa cũng trầy trật lắm. Đường lầy lội, có những đoạn H’Nge phải để bạn ngồi phía sau bám chặt yên xe, dắt bộ qua hết đoạn đường xấu. Có hôm trời mưa, đường trơn trượt, hai đứa ngã, bùn đất lem nhem.
 
Thầy giáo Vi Văn Thiện, chủ nhiệm lớp 8A3 (Trường THCS Đoàn Thị Điểm) cho biết, buổi sáng đi học, buổi chiều về nhà các em lại giúp đỡ nhau học, trao đổi bài vở. H’Ngát học khá môn Toán và Anh văn nên kèm thêm cho H’Nge. Mặc dù nhà xa nhưng “đôi bạn cùng tiến” ấy không hề vắng học buổi nào.

Thầy Vũ Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường Đoàn Thị Điểm có đến 98% là học sinh dân tộc thiểu số và hai em là tấm gương sáng để thầy cô giáo trong trường vận động học sinh đến lớp.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục