Đây là nhận định của Giáo sư-Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Theo ông, số trường ĐH phải giải thể nhiều hơn con số 15
Phóng viên: Khi thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu đã chỉ ra nhiều yếu kém của giáo dục ĐH Việt
|
- Theo giáo sư, vậy nguyên nhân chính của tình trạng này nằm ở đâu?
- Giáo sư cho rằng trách nhiệm nằm ở đâu?
- Trách nhiệm chính, khởi nguồn từ chỗ Chính phủ ký quyết định thành lập trường. Dễ dãi và ồ ạt là những từ mà báo chí hiện nay hay nhắc đến. Còn Bộ GD-ĐT, cơ quan giúp việc cho Chính phủ khi kiểm tra thẩm định thì làm việc ẩu. Sau mở trường, việc mở ngành đào tạo mới từ phía Bộ GD-ĐT cũng dễ dãi dẫn đến việc phải tạm dừng mở hàng loạt mã ngành của nhiều trường.
Phải có địa chỉ trách nhiệm. Tôi thấy khi thảo luận ở hội trường, các đại biểu Quốc hội chỉ nói đến thực trạng mà ít nói đến nguyên nhân. Ai chịu trách nhiệm, ai tạo ra thực tế này, ai chữa cái đó cần phải làm rõ. Cần có người đứng ra nhận trách nhiệm để giải quyết, xử lý tình trạng này.
Làm giáo dục không thể vội vã. Cứ hứa ba năm thay đổi nhưng chẳng hiểu thế nào, căn cứ vào đâu, ai làm gì, hướng làm như thế nào, cần điều kiện gì, lịch trình như thế nào... tôi thấy chẳng ai nói đến.
Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc |
- Không phải đến giờ, mà nhiều năm trước tôi đã phát biểu nếu trường nào không đủ điều kiện, chất lượng đào tạo quá yếu kém thì phải bị giải thể. Báo cáo của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đưa ra danh sách 15 trường không đủ cơ sở vật chất, có đất chưa xây dựng hoặc xây chưa xong nhưng tôi cho rằng con số cần bị giải thể nhiều hơn thế rất nhiều.
- Thực sự muốn bắt tay chấn chỉnh tình hình giáo dục, tôi nghĩ phải có sự can thiệp trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Người thực hiện tích cực là Bộ GD-ĐT, từ bộ trưởng đến các chuyên viên. Cần phải sắp xếp lại đội ngũ thì mới vào “trận đánh” được.
Điều quan trọng hơn ở đây, theo tôi, vấn đề không nằm ở công – tội, mà phải tìm ra nguyên nhân của tình hình và làm thế nào để phát triển được giáo dục ĐH để phục vụ đất nước một cách bền vững. Cần tập trung tìm ra những giải pháp thì tốt hơn.
Theo Báo NLĐ
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố mức thu, chi tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 chuyên THPT năm 2010. Theo đó, ngân sách thành phố cấp 58.800 đồng/học sinh.
Hôm 4/6, hiệu trưởng Trường đại học Massachusetts Boston (Mỹ) đã trao cho cô sinh viên gốc Việt Đỗ Xuân Thảo giải thưởng John F. Kennedy năm 2010 vì thành tích xuất sắc trong học tập. Là sinh viên chuyên ngành Hóa học, Thảo đặt mục tiêu dành cả đời cho cuộc chiến chống HIV/AIDS.
(HBĐT) - Sau 3 ngày (từ 2/6 đến 4/6), kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2010 đã kết thúc tốt đẹp. Tại 36 hội đồng coi thi trên địa bàn tỉnh, gồm 13 cụm ghép 2 trường và 23 trường thi độc lập đã diễn ra một cách an toàn và nghiêm túc. Không có những vụ việc bất thường và sự cố xẩy ra ở các khu vực thi.
PGS, TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định đề thi và đáp án môn Lịch sử có nội dung nằm trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành, đáp ứng các yêu cầu của đề thi theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Vẫn là những tâm trạng lo lắng mùa thi, nhưng sự lo lắng không đến từ bài vở, mà là từ... cuộc sống vợ chồng đến sớm. Bạn có giật mình không khi biết đó là những câu chuyện có thật của bạn bè mình ở Mai Châu (tỉnh Hòa Bình)?
Chiều 7-6, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, đã có văn bản trả lời báo chí về các ý kiến liên quan đến đáp án môn lịch sử đề thi tốt nghiệp THPT 2010.