Đó là một trong những lời khuyên của GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, với giới trẻ VN, nhằm mong muốn khơi dậy ở họ cảm hứng trở thành người lãnh đạo, công dân toàn cầu

Sáng 8-6, GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đã có buổi nói chuyện với gần 1.000 sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM với chủ đề “Cạnh tranh toàn cầu và vai trò của giới trẻ VN”.
 
GS Klaus Schwab đánh giá cao các câu hỏi của sinh viên VN và trả lời ngắn gọn, thấu đáo những vấn đề sinh viên quan tâm về khủng hoảng kinh tế thế giới, cơ hội cho nền kinh tế VN... Đặc biệt, GS đã dành nhiều lời khuyên cho giới trẻ VN trong việc học tập, sử dụng kiến thức để  thành công trong tương lai.
 
“Tiêu hóa” lượng kiến thức lớn
 
Trước sự quan tâm, lo âu của giới trẻ về khủng hoảng kinh tế thế giới, GS Klaus Schwab chia sẻ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là do các định chế kinh tế - xã hội cũ, được định hình từ sau thế chiến II, không còn phù hợp.
 
Sự va chạm, mâu thuẫn giữa thế giới cũ – thế giới của những định chế, thể chế cũ và thế giới mới – thế giới của sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học – đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nền chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước trên thế giới.
 
 
GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nói chuyện tại ĐH Quốc gia TPHCM sáng 8-6. Ảnh: NGỌC THỦY

Đặc biệt, những yếu tố này đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, GS Klaus Schwab cho rằng giới trẻ hiện đang sống trong một thời đại rất thú vị, nhiều thách đố. “Sinh viên ngày nay phải tiêu hóa lượng kiến thức lớn mà cha ông trước đây phải học rất nhiều năm, do vậy, trách nhiệm của sinh viên trong việc học tập ngày càng cao”- GS Klaus Schwab nhấn mạnh.
 
Một sinh viên đặt câu hỏi: GS có thể có một vài lời khuyên giúp giới trẻ VN thành công trong tương lai? GS Klaus Schwab cho rằng giới trẻ cần phải có kiến thức, lòng nhiệt tình, tầm nhìn và niềm đam mê trở thành người lãnh đạo.
 
Để có cảm hứng trở thành người lãnh đạo, ông chủ tịch cho rằng sinh viên phải biết rõ mình sẽ đi đâu, làm gì. Ngoài ra, giới trẻ cũng cần có ý thức góp sức vào sự phát triển chung, nắm bắt được kiến thức và vận dụng sáng tạo trong thực tế để trở thành người chủ của thế kỷ 21.
 
Trở thành công dân toàn cầu
 
Trước khá nhiều băn khoăn của sinh viên về việc vận dụng kiến thức đã học thế nào trong thực tế, GS Klaus Schwab cho rằng kiến thức quan trọng, mỗi người đều cần có kiến thức, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa, tuy nhiên kiến thức không phải là điều quan trọng nhất.
 
Điều quan trọng nhất chính là cách vận dụng kiến thức thông minh trong thực tế. Do vậy, sinh viên không chỉ học kiến thức mà quan trọng phải học cách học, cách sử dụng kiến thức và nâng cấp kiến thức của mình. Như vậy, tốt nghiệp ĐH không phải là kết thúc việc học mà đây mới chính là giai đoạn bắt đầu.
 
“Giới trẻ phải làm gì trước những thách thức của toàn cầu hóa?”. Trước câu hỏi này của một sinh viên, GS Klaus Schwab đánh giá, chúng ta đang sống trong một thế giới mang tính kết nối cao, không phân biệt vấn đề của một quốc gia hay khu vực mà có sự liên kết mang tính toàn cầu.
 
Vai trò của Liên Hiệp Quốc ngày càng được phát huy, nhằm xây dựng những thể chế mang tính liên kết, đàm phán cao. Do vậy giới trẻ phải hành xử thế nào để trở thành người công dân toàn cầu, có kiến thức của người công dân toàn cầu. Muốn như vậy, sinh viên VN phải không ngừng học tập, phấn đấu, đồng thời mở rộng các mối quan hệ, tìm kiếm cơ hội khám phá thế giới, tiếp xúc với nhiều góc cạnh khác nhau của thế giới để tích lũy kinh nghiệm và học hỏi..., vững vàng tiến vào thế giới đầy thách đố, nhiều hấp dẫn.
 
                                                                                  Theo NLD

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục