Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, các hội đồng chấm thi tốt nghiệp phải bố trí giám khảo chấm lần một và lần hai ngồi ở hai phòng chấm khác nhau. Chậm nhất là ngày 14.6, các đơn vị gửi chuyển phát nhanh đĩa CD lưu các file dữ liệu đã xử lý và chấm thi chính thức về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GDĐT.

Khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận

Bộ GDĐT yêu cầu các hội đồng chấm thi phải đảm bảo tuyệt đối chính xác, bí mật và an toàn khâu làm phách, tiến hành nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, biểu điểm và thực hiện nghiêm túc khâu chấm chung ban đầu theo quy định của quy chế. Để tránh để xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi, mỗi hội đồng chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính.

Theo quy định của bộ, với chấm bài thi trắc nghiệm, việc quét phiếu trả lời trắc nghiệm phải được giám sát chặt chẽ.

Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong; sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu TLTN của thí sinh (TS) với bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, tất cả phiếu TLTN và phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.

Đối với chấm thi tự luận, phải bố trí đủ giám khảo chấm thi tự luận (bình quân 1 giám khảo chấm 75 - 100 bài/ ngày) để chấm đúng tiến độ đề ra. Riêng đối với môn lịch sử và địa lý, có thể điều động làm giám khảo những giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu các trường phổ thông của tỉnh đã dạy các môn thi này ở cấp THPT ít nhất 2 năm.

Mỗi bài thi tự luận phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách vào phiếu chấm cá nhân.

Xử lý kết quả 2 lần chấm độc lập như sau: Điểm toàn bài bằng nhau hoặc lệch dưới 1,0 điểm: Hai giám khảo thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của TS; điểm toàn bài lệch nhau từ 1,0 điểm đến dưới 2,0 điểm: Hai giám khảo đối thoại và báo cáo tổ trưởng tổ chấm thi để thống nhất điểm, sau đó ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của TS. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì tổ trưởng tổ chấm thi quyết định điểm; tổ trưởng tổ chấm thi và hai giám khảo ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của TS. Điểm toàn bài lệch nhau từ 2,0 điểm trở lên: Tổ trưởng tổ chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba, phân công một giám khảo khác chấm trực tiếp vào bài thi của TS bằng màu mực khác…

Xử lý nghiêm cán bộ chấm thi dễ dãi

Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT - cho biết, để khắc phục việc chấm “lỏng”, chấm “chặt”, đảm bảo công bằng trong chấm thi, năm nay bộ tăng số lượng bài chấm chung của mỗi môn lên ít nhất 15 bài (năm trước là 10 bài).

Mặt khác, Bộ GDĐT sẽ điều động thanh tra của sở thứ ba (không phải thanh tra của sở có bài, cũng không phải thanh tra của sở chấm bài) đến làm nhiệm vụ thanh tra việc chấm điểm ở các hội đồng chấm thi. Theo ông Nghĩa, nếu trong tổ chấm thi có ý kiến thắc mắc không tự giải quyết được, hoặc phát hiện có sự nhầm lẫn trong hướng dẫn chấm thi thì lập biên bản đề nghị chủ tịch hội đồng chấm thi xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, tuyệt đối không được tự thay đổi hướng dẫn chấm thi và biểu điểm.

Đặc biệt, bộ sẽ xử lý thật nghiêm đối với những bài làm vi phạm quy chế hoặc cán bộ không thực hiện đúng quy chế chấm thi. Bên cạnh đó, cũng sẽ xử lý nghiêm cán bộ chấm thi có những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của TS, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.

Mọi TS đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1 điểm trở lên. Và cuối cùng, điểm của bài thi sẽ được điều chỉnh khi điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1 điểm trở lên đối với môn ngữ văn và từ 0,5 điểm trở lên đối với các môn thi khác... Thời gian nhận đơn phúc khảo là 7 ngày kể từ ngày có kết quả thi (từ ngày 18 – 25.6). 

                                                                                           Theo LD

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục