"Trước ngày thi các em nên thư giãn, có thể đi bộ, nói chuyện thảo luận cùng bạn bè, người thân. Không để bụng đói trước khi vào phòng thi. Hít thở thật sâu vài lần khi cảm thấy hồi hộp...đó là lời khuyên của thầy Nguyễn Xuân Quang giáo viên môn Vật lý, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.

 

 

a
Thầy giáo Nguyễn Xuân Quang

Để dễ ăn điểm trong khi thi, trước tiên, các em học sinh cần nắm rõ cấu trúc đề thi ĐH.

Với môn Vật lý, nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, các em bắt buộc phải ôn tập tất cả các chương trong SGK.

Tuy nhiên cần biết ưu tiên hơn cho những phần mà số câu hỏi trong đề thi sẽ đề cập nhiều hơn, ví dụ phần dao động cơ và dòng điện xoay chiều.

Tiếp theo, các em nên tự  làm đề cương cho từng chương bám sát SGK theo kiểu tóm tắt kiến thức cô đọng, ngắn gọn nhất để dễ học, dễ nhớ, đặc biệt lưu ý tóm tắt các công thức. Sau đó bắt đầu luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đến bài tập từ mức độ dễ nhất. 

Cuối cùng, các em cần tự làm các đề có cấu trúc giống như đề thi thật. Điều đó không những giúp các em nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện các kĩ năng cần thiết  cũng như cải thiện tốc độ làm bài qua từng đề.

Các em có học lực trung bình, trung bình khá, thậm chí không ít em học lực khá, thường bị rơi vào tình trạng bài làm thường bị trừ điểm (từ 0,25-0,5 điểm). Có nhiều nguyên nhân, có thể do các em chưa được ôn tập đầy đủ, do tâm lý thi cử, chưa có kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm… Để khắc phục điều này, trong khi ôn tập các em cần kịp thời bổ sung các kiến thức cơ bản còn hổng nhưng  không được sa đà, mất nhiều thời gian vào các câu hỏi quá khó vì loại câu này sẽ chiếm tỉ lệ rất ít trong đề thi, ngoài ra trong khi làm bài thi cần thật cẩn thận, làm đâu chắc đấy.   

Khi làm bài môn Lý cần lưu ý: Hãy bắt đầu với những câu hỏi lí thuyết dễ, tiếp theo đến các câu hỏi áp dụng công thức và tính toán đơn giản, sau đó mới đến các câu hỏi đòi hỏi suy luận, tính toán dài và phức tạp.  

Cần đọc kĩ câu hỏi trước đọc phương án lựa chọn vì rất nhiều em hiểu nhầm ý câu hỏi dẫn đến chọn đáp án sai, đặc biệt loại câu hỏi chọn phát biểu hay nhận xét SAI. Cần lưu ý là mọi câu hỏi trong đề thi về giá trị điểm số là như nhau nên không nên để mất nhiều thời gian cho một câu nào. 

Có một "hiện tượng" rút ra ở các mùa thi tuyển sinh ĐH mấy năm gần đây là số thí sinh đạt điểm tuyệt đối không nhiều là do học sinh giỏi thường quá chú trọng tập trung vào các câu khó, khi gặp các câu khác thì lướt qua, làm quá nhanh dẫn đến dễ bị nhầm.

Cũng không loại trừ lý do, thí sinh đọc đề không kĩ nên dẫn hiểu sai yêu cầu của câu hỏi. Không chú ý đến đơn vị và sự hợp lí của kết quả lựa chọn. Tâm lý thi cử không tốt.

Do vậy, trước ngày thi các em nên thư giãn, có thể đi bộ, nói chuyện thảo luận cùng bạn bè, người thân. Không để bụng đói trước khi vào phòng thi. Hít thở thật sâu vài lần khi cảm thấy hồi hộp. Nên mang theo chai nước uống khi vào phòng thi vì uống chút nước trong khi làm bài có thể giảm bớt căng thẳng

 

                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục