Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở."

Mục đích của đề án là tổ chức thí điểm trước một bước đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở nhằm trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực, trình độ chuyên môn tương đương sỹ quan dự bị cấp phân đội, có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

Đề án sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Theo đề án, ngành đào tạo Quân sự cơ sở được thực hiện với bốn hình thức: Đào tạo trình độ đại học thời gian 48 tháng (từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2014); Đào tạo trình độ cao đẳng thời gian 36 tháng (từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2013); Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng với thời gian 18 tháng (từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2012); Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ cao đẳng lên đại học thời gian 18 (từ tháng 9/2012 đến tháng 3/2014).

Theo quy định, đối tượng đào tạo trình độ cao đẳng, đại học từ đội ngũ cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và nguồn cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nhưng không quá 27 tuổi có trình độ văn hóa trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, đủ tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe.

Đối với hình thức đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, học viên tham dự phải không quá 30 tuổi, đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương cho nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.

Đối với đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng hoặc từ cao đẳng lên đại học, học viên phải có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở hoặc cao đẳng ngành quân sự cơ sở đạt loại khá trở lên được xét tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

Đối với học viên có bằng tốt nghiệp trung bình thì phải có ít nhất một năm làm việc đúng chuyên môn tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

Riêng đối với hình thức đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, học viên có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp phải có ít nhất ba năm làm việc đúng với chuyên môn tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã...

Theo quyết định, Ban Chỉ đạo đào tạo thí điểm ở Trung ương sẽ được thành lập để tổ chức điều hành đề án này./.

                                                                                                 Theo TTXVN

Các tin khác

Đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ trường THCS Cửu Long ngày càng trưởng thành trong công tác quản lý, giảng dạy
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vì sao học sinh không muốn học nghề?

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy năm học vừa qua, toàn quốc có hơn 600.000 thí sinh trượt đại học và 112.838 học sinh trượt tốt nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn quyết không chọn con đường học nghề.

TP Hoà Bình: Trao học bổng, tặng xe đạp cho trẻ mồ côi, học sinh nghèo vượt khó

(HBĐT) - Ngày 30/8, UBND thành phố Hoà Bình và đại diện nhà tài trợ - Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R - Việt Nam đã tổ chức lễ trao học bổng và tặng xe đạp cho trẻ mồ côi, khuyết tật và học sinh nghèo vượt khó, học giỏi trên địa bàn thành phố.

Trường PTCS Ba Khan: Nỗ lực vượt khó, từng bước nâng cao chất lượng dạy học

(HBĐT) - Thầy giáo Đinh Công Biển, Phó hiệu trưởng trường PTCS Ba Khan cho biết: Là trường vùng cao của huyện Mai Châu, thuộc liên trường cấp 1, cấp 2, nhận thức của học sinh còn chậm, các gia đình chưa thực sự dành thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Quan tâm và tập hợp lực lượng du học sinh

Năm 1997 - 1998, chỉ có vài nghìn du học sinh Việt Nam theo học tại một số nước như Anh, Pháp, Mỹ. Ðến năm 2000, có khoảng 10.000 sinh viên, học sinh Việt Nam du học tại nhiều quốc gia và đến nay thị trường du học đã thay đổi nhiều với hơn 50.000 du học sinh đang học tại các nước. Du học sinh Việt Nam trong những năm tới tiếp tục phát triển về quy mô số lượng, bậc học, ngành học và số lượng quốc gia theo học ngày càng mở rộng.

Giảm áp lực, tăng hiệu quả?

Đối với khoa học giáo dục hiện đại, mỗi quá trình dạy học luôn bao gồm 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá. Mọi cuộc thi hay kiểm tra lớn, nhỏ đều nhằm đánh giá kết quả giáo dục. Như vậy, bài thi của mỗi môn học là việc đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của môn học ấy sau khi đã vận dụng nội dung và phương pháp.

Những ngành dễ trúng tuyển NV2

Ngày 28/8, trong chương trình truyền hình trực tiếp Tư vấn xét tuyển NV2 vào ĐH-CĐ do Báo Thanh Niên phối hợp với VTV9 tổ chức, các chuyên gia tư vấn đã chỉ ra những ngành dễ trúng tuyển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục