Một nét mới của chương trình sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9, các tác giả biên soạn các môn khoa học xã hội đã đưa thêm chương trình văn học, lịch sử, địa lí của địa phương vào mà trước đây chưa hề có.

 

Nhận thức, việc làm này của nhà soạn sách là hoàn toàn đúng đắn, rất đáng được ghi nhận. Mục đích của nhà biên soạn mong muốn ở các môn xã hội, văn học, lịch sử, địa lí, học sinh THCS không chỉ nắm bắt được những kiến thức mang tầm rộng lớn, bao quát của Việt Nam, thế giới mà còn có cái nhìn sát thực tế và có những kiến thức cần thiết về địa phương.  Nét mới này, được đông đảo thầy cô giáo và học sinh rất đồng tình, hoan nghênh.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể, gần gũi, sống động, hiện hữu ngay trên mảnh đất quê hương của các em cũng là những yếu tố cần thiết, quan trọng góp phần giáo dục, hình thành tri thức, nhân cách, đạo đức, tình cảm... cho mỗi học sinh.

Về cách biên soạn, các nhà soạn sách đã rải đều bài học chương trình địa phương ở các lớp, với thời lượng từ 2 tiết đến 6 tiết trên năm học.

So với các bài học khác, thì bài học thuộc chương trình địa phương ở sách giáo khoa cũng như sách giáo viên, khâu biên soạn có phần sơ sài, đơn giản hơn, chủ yếu đặt ra những tiêu điểm, vấn đề, câu hỏi cần trả lời, điền thế mà thôi.

Điều này cũng không trách người soạn sách được, vì mỗi địa phương có đặc điểm riêng biệt, vì vậy cũng là phần mở, phần chủ động, linh hoạt trong dạy và học của thầy và trò, đương nhiên cần có sự  hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, thống nhất từ phía chuyên môn của cấp phòng giáo dục và sở giáo dục để việc dạy và học đạt mục tiêu đề ra.

Qua thực tế thực hiện nhiều năm nay, chương trình địa phương ở bậc học THCS gặp không ít khó khăn, thách thức, hiệu quả đem lại còn rất hạn chế.

Kiến thức về văn học,lịch sử, địa lí của từng địa phương, tỉnh, thành nằm rất tản mạn, ở mỗi tài liệu, mỗi bài báo... trên báo, tạp chí địa phương, trung ương, chỉ đụng tới một vài khía cạnh nhỏ, muốn đầy đủ phải có thời gian, tâm huyết và cả tiền bạc để sưu tầm, tổng hợp, lựa chọn...

Trong thực tế, có mấy giáo viên hội đủ các điều kiện ấy để chuẩn bị và tiến hành các tiết, bài học về địa phương cho tốt?

Giáo viên nào biết nhiều thì dạy nhiều, giáo viên nào biết ít thì dạy ít, thậm chí có giáo viên dạy không đúng, dạy sai, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau... cũng chả sao! Chỉ tội cho các em học sinh, khi chẳng may gặp phải thầy cô yếu kém và thiếu trách nhiệm.

Chương trình rõ ràng là hay, là tốt nhưng để cái hay, cái tốt ấy đến được với học sinh , quả thực tại còn tồn tại một khoảng cách khá xa.

Theo chúng tôi, nguyên nhân của thực trạng đó là khi xây dựng chương trình, cấp quản lí giáo dục của ngành, nhất là cấp sở giáo dục  chưa có sự chuẩn bị tốt về điều kiện,cơ sở vật chất, kinh phí cho nó.

Trong các hội thảo, lớp tập huấn, các giáo viên giàu tâm huyết, trách nhiệm với nghề, đã nhiều lần thiết tha đề nghị: "cấp lãnh đạo, chuyên môn sở giáo dục cần có sự quan tâm, đầu tư, tạo điều kiên tốt nhất cho giáo viên tỉnh nhà dạy tốt phần chương trình địa phương, bằng cách phối hợp sở văn hóa, thông tin, mời các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn học, lịch sử, địa lí địa phương, bàn bạc thảo luận và tiến tới sưu tầm, biên soạn thành một tập tài liệu, tập sách có liên quan, bổ trợ thiết thực cho chương trình địa phương, làm cơ sở để thầy dạy, trò học không gặp khó khăn, lúng túng, mơ hồ như hiện nay".

Ý kiến, đề nghị ấy thật tuyệt vời nhưng tiếc rằng vẫn chưa có mấy Sở giáo dục trong cả nước xúc tiến việc này. Giáo viên dạy nó vẫn phải "bơi" trong đại dương mênh mông.

Dẫu biết là có tốn kém song việc làm phục vụ thiết thực cho chuyên môn, chất lượng học tập của con em thì mong các cấp quản lí giáo dục chớ chối từ.

Không chỉ có vậy, cấp trên còn cần cấp thêm nguồn kinh phí cho trường để giáo viên, học sinh có cơ hội thực hiện được những chuyến đi thực tế, tìm hiểu, tận mắt, tai nghe, tay sờ các di tích lịch sử, danh thắng, tiếp xúc với các danh nhân, nhà thơ, nhà văn… ở địa phương.

Dạy thì cứ dạy chay, học thì bắt học toàn những thứ trừu tượng, chung chung thì sao cứ đòi hỏi, yêu cầu con em, học sinh chúng ta phải biết tận tường đủ thứ? Thật là chuyện vô lí.

Muốn có hồ thì phải có bột. Muốn giáo dục có chất lượng thì phải quan tâm, đầu tư toàn diện. Cái gì cũng vậy. Kể cả cái chuyện dạy và học chương trình địa phương ở THCS cũng không nằm ngoài mối quan hệ, qui luật đó.

Đỗ Tấn Ngọc                                      

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng- Sơn Tịnh-Quảng Ngãi            

LTS Dân trí - Đúng là việc bổ sung nội dung kiến thức địa phương vào chương học tập là cần thiết đối với học sinh THCS, giúp cho việc học của các em sát thực tế và toàn diện hơn.

Nhưng muốn cho nội dung giáo dục này đạt kết quả tốt thì không thể khoán trắng cho giáo viên “tự biên tự diễn” mà Sở GD-ĐT của mỗi địa phương (tỉnh hay thành phố) cần tập hợp lực lượng biên soạn nội dung chương trình về địa phương để giáo viên có cơ sở tài liệu thể hiện thành bài giảng trên lớp.

Tác giả bài viết trên đây phản ảnh đúng những khó khăn của các giáo viên dạy những tiết học về nội dung địa phương và nêu lên kiến nghị thật chính đáng. Mong rằng Bộ GD-ĐT cũng như các Sở GD-ĐT quan tâm giải quyết để việc đưa nội dung kiến thức địa phương vào chương trình THCS đem lại hiệu quả thiết thực.

 

 

                                                                              Theo DanTri

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục