Ngày 6-1, Ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TPHCM thuộc Chương trình xây dựng KTX sinh viên TP giai đoạn 2009 - 2011, dự án lớn nhất nước đã chính thức đưa vào phục vụ khối nhà B2 đáp ứng hơn 800 chỗ ở mới cho sinh viên. So với tiến độ ban đầu, dự án có chậm vài tháng nhưng những nỗ lực của ban chỉ đạo dự án là điều đáng ghi nhận.

 

Khối nhà B2 của dự án KTX ĐH Quốc gia TPHCM được hoàn thành trước tiến độ. Ảnh: T.Hùng

Khó khăn bộn bề

Cách đây hơn hai tháng, cả ban quản lý dự án và 4 tổng công ty xây dựng lớn nhất nước khi làm việc với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cùng đoàn công tác gồm Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Quy hoạch – Kiến trúc… cho biết họ đang đứng ngồi không yên vì dự án gặp rất nhiều trở ngại.

Theo PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, dự án KTX sinh viên ĐH Quốc gia có tổng diện tích 59 ha với quy mô đáp ứng 60.000 chỗ ở cho sinh viên học tại ĐH Quốc gia và các trường thuộc khu vực Đông Bắc TP.

Theo tiến độ, dự án sẽ hoàn công vào tháng 9-2011 nhưng hiện nay tiến độ thi công của 4 nhà thầu (Tổng Công ty Xây dựng số 1, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng, Tổng Công ty Xây dựng và Xây lắp công nghiệp) đều chậm so với tiến độ đến 2 tháng.

Đáng ngại hơn, công tác giải phóng mặt bằng của dự án cũng bị “vướng”. Tại khu A, có 5 khối nhà nhưng 2 khối nhà chưa thi công phần móng do vướng giải phóng mặt bằng; 3 khối nhà còn lại đều thi công trễ so với tiến độ đến 2 tháng. Trong khi đó, khu B có 28 khối nhà thì có đến 13 khối nhà chưa giải phóng xong mặt bằng, số còn lại đều thi công trễ hơn so với tiến độ.

Những khó khăn này đã được ban quản lý dự án thẳng thắn nêu lên với UBND TP. Khó khăn lớn nhất mà dự án đang gặp phải là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng. Kế đến là khả năng phối hợp trong thi công của 4 nhà thầu chưa thật sự nhịp nhàng, cần có biện pháp xử lý nhà thầu chậm trễ hoặc có thể thay đổi nhà thầu.

Ngoài ra, công tác giải ngân, triển khai đầu tư các công trình dịch vụ sinh viên như siêu thị, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà hát, bến xe… theo phương thức xã hội hóa để phục vụ sinh viên vẫn còn chậm.

Tại buổi làm việc trên, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân một lần nữa nhấn mạnh: “Dự án KTX sinh viên ĐH Quốc gia là một trong những dự án trọng điểm của chương trình Đầu tư phát triển KTX sinh viên TP giai đoạn 2009 - 2011 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Sau 1 năm khởi công, nếu chậm so với tiến độ thì cần phải xem lại tất cả các khâu và trách nhiệm của mình. Về những vướng mắc, tôi sẽ trực tiếp chỉ đạo các sở, ban ngành nhanh chóng tháo gỡ, đồng thời sẽ có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời giải quyết những khó khăn”.

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân còn nêu rõ: “Cả 4 nhà thầu của dự án đều là các tổng công ty chủ lực nên cần phối hợp nhịp nhàng, khắc phục việc chậm trễ tiến độ để ít nhất đến tháng 9-2011, dự án phải hoàn thành tối thiểu 80%”.

Tăng tốc vượt khó

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP, hiện nay dự án đã thật sự vào guồng để chạy đua tiến độ. Điều đáng ghi nhận là những khó khăn, vướng mắc đều đã được giải tỏa.

Theo ông Chu Ngọc Ẩn, Trưởng ban Quản lý dự án, 13 khối nhà tại khu B vướng giải tỏa nay đã được nhà thầu khoan nhồi cọc làm móng. Công tác đền bù giải tỏa nhận được sự ủng hộ của người dân và khu tái định cư cũng chuẩn bị giao nền cho các hộ dân trong diện giải tỏa. Trong khi đó, các khối nhà tại khu A cũng thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng và đang tăng tốc thi công.

Khi trở ngại lớn nhất đã được giải quyết, cả 4 nhà thầu đã bắt tay tăng tốc. Nếu như trước đây công trình chỉ hoạt động 8 giờ/ngày, nay đã tăng lên từ 12 đến 14 giờ/ngày. Đối với những khối nhà chậm tiến độ, các tổng công ty đã huy động thêm nhân công và hoạt động 24/24 giờ và thi công cả ngày thứ 7, chủ nhật. Điều đáng ghi nhận nữa là công tác giải ngân cũng đã hoàn thành gần như mong đợi khi 735/750 tỷ đồng đã được giải ngân trong năm 2010.

Theo PGS-TS Phan Thanh Bình, ban quản lý dự án đặt ra mốc thời gian để hoàn thành dự án là đến tháng 6-2011 sẽ hoàn thành 9 block nhà 12 tầng, tháng 9-2011 hoàn thành 8 block nhà 14 tầng và tháng 12-2011 hoàn thành 3 block nhà 16 tầng. Ban quản lý dự án cũng đang ráo riết kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện các công trình phục vụ sinh viên như siêu thị, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà hát, bến xe… theo phương thức xã hội hóa.

Cùng với dự án này, các dự án ký túc xá của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Văn hóa, Trường ĐH Giao thông Vận tải – Cơ sở 2, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đang tăng tốc và đến cuối năm 2011 sẽ hoàn thành và đáp ứng gần 100.000 chỗ ở mới cho sinh viên các trường ĐH-CĐ trên địa bàn TP.

Chương trình Ký túc xá sinh viên TPHCM

Chương trình Ký túc xá của Chính phủ nhằm đáp ứng 200.000 chỗ ở mới cho sinh viên trên cả nước với tổng nguồn vốn 8.000 tỷ đồng. Trong đó, TPHCM đảm nhận thực hiện đến 100.000 chỗ với dự án Ký túc xá ĐH Quốc gia TPHCM có quy mô lớn nhất nước với 60.000 chỗ ở do UBND TPHCM làm trưởng ban chỉ đạo. Dự án được xây dựng trên diện tích 59 ha (khu A 20,95 ha, khu B 38,05 ha) tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM và xã Đông Hòa, huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương.

Dự án gồm các hạng mục chính như: 32 tòa nhà cao tầng (từ 12 – 16 tầng), diện tích xây dựng hơn 370.000m² (bình quân 7,8 m²/sinh viên). Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 2.896 tỷ đồng (nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ).

Ngoài ra, dự án có thêm các hạng mục khác gồm bệnh viện 500 giường, nhà hát, siêu thị, nhà ăn, khu dịch vụ tổng hợp, bến xe buýt… dự kiến khoảng hơn 1.780 tỷ đồng (thực hiện kêu gọi từ nguồn vốn đầu tư). Sau khi hoàn thành, KTX sẽ phục vụ cho sinh viên ĐH Quốc gia và một số trường ĐH lận cận khu vực Đông Bắc TPHCM và tỉnh Bình Dương.

Dự kiến đến cuối năm 2011, các dự án thuộc Chương trình Ký túc xá sinh viên TPHCM sẽ hoàn thành và đáp ứng 100.000 chỗ ở mới cho sinh viên.

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục