Bất hợp lý lớn nhất trong nhà trường phổ thông hiện nay là giáo viên phải làm chủ nhiệm lớp. Cho dù mỗi lớp đều có ban cán sự lớp là học sinh, nhưng giáo viên chủ nhiệm vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng và trách nhiệm đó không hề nhỏ.

Nhiều nước trên thế giới đã tách việc quản lý dạy học và công việc dạy học ở các bậc học phổ thông. Theo đó, việc quản lý các lớp học do giáo viên chủ nhiệm chuyên trách thực hiện mà họ thường gọi là “giám thị”.

Việc kiêm thêm trách nhiệm chủ nhiệm lớp ở ta đã làm giáo viên bị phân tán sức lao động và tư duy của mình. Điều này cần phải được điều chỉnh theo hướng xây dựng một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chuyên nghiệp thay cho việc sử dụng giáo viên giảng dạy kiêm chủ nhiệm lớp.

Cơ sở nhân lực của giải pháp này hoàn toàn có thể đáp ứng được vì hiện nay đã có đại học giáo dục để đào tạo cán bộ quản lý giáo dục (khác với đại học sư phạm đào tạo giáo viên). Một giáo viên chủ nhiệm chuyên trách có thể làm chủ nhiệm vài ba lớp học thay vì giáo viên giảng dạy phải kiêm chủ nhiệm như hiện nay.

Còn chuyện sổ sách, giấy tờ cũng nên xem xét tổng thể lại. Thời buổi máy tính tràn ngập mà vẫn phải dùng sổ ghi chép một cách phổ biến thì cũng lạ cho ngành giáo dục. Cần sửa đổi những quy định về sổ sách đã quá lạc hậu, không còn phù hợp, thậm chí là bất cập trong quản lý. Cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để quản lý dạy và học, giải phóng giáo viên khỏi những đống giấy tờ để họ chuyên tâm giảng dạy.

Hội giảng cũng cần cải tiến. Hội giảng đúng là môi trường để giáo viên nâng cao năng lực sư phạm nhưng cần tổ chức có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực. Thay vì tổ chức hội giảng tràn lan để lấy thành tích như hiện nay, cần tăng cường kiểm tra chất lượng giảng dạy ngay tại các lớp học, lấy kết quả học tập của học sinh một cách trung thực để đánh giá chất lượng giáo viên.

Nhiều giáo viên đoạt giải trong hội giảng các cấp mà chất lượng học sinh không nâng lên được thì phải xem lại chất lượng của chính các hội giảng.

Cuối cùng là tệ quan liêu, có mặt ở tất cả các tệ nêu trên. Vì quan liêu không chịu xuống cơ sở kiểm tra thực tế nên mới phải họp nhiều. Vì quan liêu nên mới cần nhiều sổ sách giấy tờ đến thế.

Vấn đề giảm gánh nặng cho giáo viên phổ thông không phải là không có giải pháp và cũng không phải là việc khó làm. Cái chính là Bộ Giáo dục - đào tạo có dám và muốn đổi mới, dám và muốn thực hiện hay không.

 

                                                                       Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục