Khỏi dài dòng, cứ gõ cụm từ "dạy thêm - học thêm" vào ô google search sẽ lập tức hiện ra trên 1,8 triệu kết quả. Thật không ngoa khi nói đây là “vấn nạn”, hoặc “thảm họa” của xã hội… vì nạn nhân là 20 triệu học sinh, cộng thêm cha mẹ họ.

Thực trạng: tự sinh, tự dưỡng, tự lớn mạnh…
 

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Cả nước cau mặt vì biết tỏng cái khổ nạn này không do trời giáng, mà là nhân tạo. Điều kỳ quặc là mọi cấp, mọi người đều dị ứng với nó, muốn chống nó, nhưng nó cứ nhơn nhơn trêu ngươi. Và “càng chống, càng phát triển”. Trước đây, chỉ học sinh cấp 3 học thêm (để thi đại học), nay tai hoạ đã lan ngược tới tận mẫu giáo. Trái khoáy: Từ bậc đại học trở lên, tai hoạ quay ngoắt 180 độ để đổi tên thành “dạy bớt - học bớt” (!), do vậy đến nay số “học giả” đã đủ nhiều để có mặt khắp nơi. Và đã leo cao chót vót.

Vậy, nguyên nhân sâu xa phải nằm ở cái cơ chế nào đó khiến hiểm hoạ cứ “tự sinh, tự dưỡng”, tự lớn mạnh không ngừng. Nhưng căn bệnh này cũng đang hoành hành bên nước láng giềng Trung Quốc. Phải chăng, đây là “bệnh lây”?

 

Nhiều biện pháp đã thực thi và vô số kiến nghị đang chờ áp dụng

Chống bệnh hàng chục năm, ắt kinh nghiệm không ít. Một kinh nghiệm là… “không chống nổi”, hoặc chưa có thuốc đặc trị - vì nhiều thuốc đã được dùng và nhiều thuốc khác đang chờ được dùng thử. Có lẽ, toàn thuốc chữa triệu chứng?

 

- Đã có những quy định nhằm hạn chế “dạy thêm - học thêm”, thậm chí có cả những lệnh cấm. Nghĩa là, vị thầy lang quyền uy nhất đã phải dùng hạ sách: Không đủ năng lực quản lý thì (a-lê) cấm. Nhưng, chẳng cần đợi lâu, lệnh cẩm rất sớm bị vô hiệu bằng những bản “tự nguyện học thêm” do phụ huynh nhất loạt ký tên. Và một vị có cương vị cao cho rằng “đây là nhu cầu của xã hội”. Nếu vậy, sẽ là khôi hài khi muốn cấm nó, dù xuất phát từ thiện chí. Nhiều người còn nhớ, nước ta đã từng có cái lệnh “triệt để chó” với thiện ý hạn chế bệnh dại.

 

- Gần đây nhất, vẫn tiếp tục có vô số đề xuất với ý thức xây dựng rất cao. Nhưng lại có những bạn đọc cho rằng đó vẫn chỉ là biện pháp kỹ thuật mà tác dụng lớn nhất chỉ dừng ở mức “gây khó” cho cái cơn lũ hung hãn mang tên “dạy thêm – học thêm” này mà thôi. Xin trích một số Lời kiến nghị (kèm chút bàn luận).

 

 

                                                                             Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một giờ học nghề của học viên  Trung tâm GDTX huyện Kim Bôi.
Những vấn đề cốt tử nhất của giáo dục đại học vẫn bị... né? (Ảnh minh họa)
Không có hình ảnh

Giảm gánh nặng cho giáo viên phổ thông

Bất hợp lý lớn nhất trong nhà trường phổ thông hiện nay là giáo viên phải làm chủ nhiệm lớp. Cho dù mỗi lớp đều có ban cán sự lớp là học sinh, nhưng giáo viên chủ nhiệm vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng và trách nhiệm đó không hề nhỏ.

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định lãnh đạo trường ĐH tư thục

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục đã ban hành năm 2009.

Ngành GD-ĐT thành phố Hoà Bình: 20 năm - những bước tiến vững chắc

(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh Hòa Bình được tách ra từ tỉnh Hà Sơn Bình và thị xã Hòa Bình đã trở thành trung tâm tỉnh lỵ với 14 đơn vị hành chính.

Các trường ĐH, CĐ phải công khai tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm

Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng thực hiện thực hiện nghiêm túc Quy chế công khai trong năm học 2011-2012.

Không cõng cặp tới trường: Con vẫn phải mang sách về nhà

Bộ GD&ĐT chủ trương khuyến khích học sinh trường tiểu học dạy hai buổi/ngày để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp, nhưng nhiều phụ huynh cho biết, họ mua thêm một bộ sách khác để rèn con tự học.

Hiệu trưởng ĐH tư thục không được quá 70 tuổi

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học tư thục không phải là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; không quá 70 tuổi tính đến ngày ban hành quyết định công nhận hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền (đối với hiệu trưởng) hoặc khi được bổ nhiệm (đối với phó hiệu trưởng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục