Những vấn đề cốt tử nhất của giáo dục đại học vẫn bị... né? (Ảnh minh họa)

Những vấn đề cốt tử nhất của giáo dục đại học vẫn bị... né? (Ảnh minh họa)

Thảo luận trong phiên họp toàn thể về dự án luật Giáo dục đại học chiều nay, 14/11, nhiều đại biểu đặt câu hỏi, tỏ ý lo ngại cho kết quả nỗ lực cải cách chất lượng bậc học này khi luật vẫn chỉ chung chung, hô hào, đậm dấu ấn xin - cho.

Nội dung gây nhiều phản ứng trái chiều nhất vẫn xoay quanh chuyện giao quyền tự chủ cho các trường đại học.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nhận xét, trông đợi lớn nhất của giới làm giáo dục vào dự luật là việc làm rạch ròi quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường. Đây là linh hồn của giáo dục đại học, nhưng các quy định trong dự luật lại chỉ thể hiện rất chung chung.
 
Ông Đáng cho rằng, riêng quy định về việc giao quyền tự chủ đã xứng đáng để viết thành một chương, cụ thể, rạch ròi về đối tượng, lộ trình cũng như việc kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tự chủ. Việc giao quyền tự chủ phải thực hiện có lộ trình, giao đến đâu và giao ở mức độ nào là phù hợp.

"Quốc hội thường vẫn nói phải tránh tình trạng ban hành luật khung, luật ống. Nhưng trong trường hợp này lại có luật… né. Gọi là “né” vì các quy định vẫn né tránh hầu hết các vấn đề cối tử của giáo dục đại học” - Ông Đáng mạnh dạn đề nghị Quốc hội dừng lại việc làm luật này cho thời điểm chín muồi.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cũng nhận xét, quy định trong luật đưa ra có vẻ rất hay nhưng lại luôn “chốt” giao Thủ tướng, giao Chính phủ quy định cụ thể. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong dự án luật chưa rõ. Dự án luật vẫn cho thấy cơ quan quản lý nhà nước tham gia quá sâu vào cơ chế vận hành của các trường.

Bà Lan đề xuất, quyền tự chủ phải xem xét trên cơ sở khoản thu học phí của từng trường, vì trường ĐH công lập thu học phí khác trường dân lập và trường liên kết với nước ngoài. Việc tăng quyền tự chủ cũng phải dựa trên cơ sở kiểm định chất lượng giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An) lại giữ quan điểm cẩn trọng, dè dặt là không nên ồ ạt giao quyền tự chủ cho các trường. Việc giao quyền, nếu có, cần xét theo khả năng, chất lượng của từng trường và cần thực hiện theo lộ trình. Quyền được giao tự chủ bao nhiêu phải dựa trên sự kiểm định chất lượng giáo dục đã được công khai.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp) phân tích, để quản lý khi đã giao quyền cho các trường, việc kiểm định phải thực hiện nghiêm, triệt để với nguồn kinh phí lấy từ ngân sách Nhà nước. Không nên để tổ chức nước ngoài bảo trợ cho một trường nào đó vì như thế sẽ không công bằng, khách quan, phản ánh đúng thực tế giáo dục của cơ sở đào tạo.
 
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé: "E rằng giáo dục đại học lại tiếp tục đi trên con đường luẩn quẩn".

Cùng chung lo lắng này, đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) đặt câu hỏi, với hơn 400 trường đại học hiện nay, đến bao giờ kiểm định hết? Ông Học cũng cho rằng, quy định về việc Bộ có quyền giao và thu hồi quyền tự chủ cho các trường là một cách “tự chủ xin - cho”.

Đại biểu kiến nghị, đã bàn chuyện giao quyền tự chủ là phải có cơ chế Hội đồng trường, với cơ cấu và chức năng rõ ràng. Chủ tịch Hội đồng trường phải có vị thế độc lập, không thể để cho hiệu trưởng kiêm nhiệm.

Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng, dự luật cần quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường ĐH không vì lợi nhuận. Các trường không vì lợi nhuận phải được giao quỹ đất để xây dựng cơ sở vật chất nên cũng được giao quyền tự chủ để ổn định môi trường sư phạm.

Trước những vấn đề vướng mắc còn ngổn ngang, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Tiền Giang) tỏ ra lo lắng bởi hệ thống luật về giáo dục lâu nay vốn đã chung chung, mà luật này lại cũng không cụ thể. "E rằng giáo dục đại học lại tiếp tục đi trên con đường luẩn quẩn" - đại biểu không giấu nghi ngại.

 

                                                                                 Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
CSVC trường lớp học trên địa bàn thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp. Phòng múa trường mầm non Thịnh Lang.

Các trường ĐH, CĐ phải công khai tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm

Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng thực hiện thực hiện nghiêm túc Quy chế công khai trong năm học 2011-2012.

Không cõng cặp tới trường: Con vẫn phải mang sách về nhà

Bộ GD&ĐT chủ trương khuyến khích học sinh trường tiểu học dạy hai buổi/ngày để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp, nhưng nhiều phụ huynh cho biết, họ mua thêm một bộ sách khác để rèn con tự học.

Hiệu trưởng ĐH tư thục không được quá 70 tuổi

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học tư thục không phải là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; không quá 70 tuổi tính đến ngày ban hành quyết định công nhận hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền (đối với hiệu trưởng) hoặc khi được bổ nhiệm (đối với phó hiệu trưởng).

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam trao tặng 60 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 13/11, tại huyện Mai Châu, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đã tổ chức “Ngày hội Prudential” nhằm giới thiệu các dịch vụ mới và các kênh thu phí tại địa phương, tham khảo ý kiến, giải đáp thắc mắc từ khách hàng về dịch vụ và chương trình chăm sóc khách hàng.

Công tác giáo dục dân tộc được nâng cao về chất lượng

(HBĐT) - Đến trường PTDTNT tỉnh trong dịp này thấy được niềm vui, niềm tự hào cùng quyết tâm phấn đấu của thầy và trò trong học kỳ I năm học 2011-2012. Là trường chuyên biệt, nhà trường đang hội tụ khá đầy đủ về hình ảnh, chất lượng của công tác giáo dục dân tộc của tỉnh. Cơ sở trường, lớp xanh - sạch - đẹp; khu cư xá gọn gàng, quy củ; điều kiện học tập đầy đủ gồm các phòng thư viện, máy tính, học ngoại ngữ...

Trường tiểu học thị trấn Mai Châu giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ II

(HBĐT) - Năm học 2010 - 2011, trường tiểu học (TH) thị trấn Mai Châu đã được UBND tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Đây cũng là một trong hai trường đầu tiên của tỉnh đạt được danh hiệu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục