(HBĐT) - Xã Mai Hịch (Mai Châu) là một trong những địa bàn chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận mưa lũ vừa qua. Cơn lũ lịch sử bất ngờ đổ về trong đêm khiến cho hàng trăm hộ trên địa bàn không chịu trở tay.

 

Dòng suối Sia hiền hoà hàng chục năm nay, bỗng nhiên một ngày trở lên hung hãn, cuồn cuộn nhấn chìm nhiều nhà cửa, vườn tược, cuốn trôi hàng ngàn gia súc, gia cầm của hàng trăm hộ dân tại xã Mai Hịch trong sóng nước đục ngầu.

 

Theo chị Hà Thị Huyền, một người dân xã Mai Hịch kể lại, trận mưa kéo dài vừa qua làm nước từ dòng suối Sia bất ngờ dâng cao ngay trong đêm. Từ 3 h sáng ngày 14/8, hàng trăm hộ dân trong xã hoảng hốt hò nhau dậy để chạy lũ. Có hộ gia đình chỉ kịp mang vài bộ quần áo di chuyển lên trên đồi cao. Trong phút chốc, hàng chục ngôi nhà bị nước dâng cao ngập gần đến mái.

 

 

Sau cơn lũ, lực lượng quân đội, dân quân triển khai sửa chữa tạm thời các trục đường tại xã Mai Hịch (Mai Châu).

 

Trong thời điểm nguy cấp,  đảm bảo an toàn tính mạng người dân là nhiệm vụ sống còn nhất đối với chính quyền xã Mai Hịch lúc đó. Ngay trong đêm, chính quyền xã đã chỉ đạo người dân sơ tán kịp thời. Đồng thời huy động lực lượng dân quân, đoàn thành niên cùng những người dân từ trên khu vực cao xuống ứng cứu người già, trẻ nhỏ khu vực có nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn. Hàng trăm hộ buộc phải bỏ lại toàn bộ tài sản, gia súc, gia cầm mặc cho nước lũ hoành hoành.

 

Khoảng 6 giờ sáng hôm sau, nước đổ về mênh mông cả khu vực, nhà cửa như chìm vào biển nước. Người dân chỉ biết cầu cho trời ngừng mưa và nước suối rút xuống nhanh. Đến chiều, khi nước rút dần, chính quyền xã mới cho ngươì dân trở lại dọn dẹp và chống đỡ nhà cửa tránh bị sập.

 

 

Lũ cuốn trôi cầu treo tại xã Mai Hịch (Mai Châu).

 

Thống kê thiệt hại sau khi nước vừa rút, trong 6 cây cầu, 1 cầu treo đã bị cuốn mất tích, còn lại các cầu khác đều hư hại nghiêm trọng, nhất là các trụ đỡ của các cầu làm bằng bê tông đều bị sới tung đất đá. Để đảm bảo an toàn, chính quyền xã Mai Hịch đã chủ động điều động dân quân, tự vệ khắc phục tạm những cây cầu còn lại tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi

 

Trong đợt lũ vừa qua, toàn xã có trên 920 hộ thì có đến 136 hộ gia đình chìm trong nước lũ cao từ 1 đến vài mét, trong đó, có 3 nhà thiệt hại nặng nề. Có một nhà có nguy cơ đổ cao, chính quyền xã đã kiên quyết di dời hộ gia đình đó đến nơi an toàn. Nhiều vật dụng đắt tiền như tivi, tủ lạnh, xe máy...nhiều hộ dân cũng bị dìm trong nước lũ, vùi trong bùn đất phù sa.

 

Về nông nghiệp, nước lũ làm thiệt hại hoàn toàn 16 ha lúa và hơn 20 ha diện tích trồng lạc, ngô. Đối với gia súc, gia cầm, theo tính toán sơ bộ, có một hộ có trâu bị nước lũ cuốn trôi gần 5 km về phía hạ lưu địa bàn xã Vạn Mai. Ngoài ra, hàng chục con lợn cùng hàng vạn gia cầm cũng bị nước lũ cuốn trôi hiện vẫn chưa thống kê được thiệt hại chính xác.

 

Đến nay, nhiều hộ dân vẫn còn đầy bùn đất trong nhà. Người dân đang tập trung hỗ trợ nhau dọn dẹp, xúc đất ra khỏi nhà, sửa sang lại các vật dụng như giường nằm, bàn ghế, tu sửa nhà cửa....

 

Theo đồng chí Vì Văn Uồi, Chủ tịch UBND xã Mai Hịch: Tuy không thiệt hại về người, nhưng thiệt hại về tài sản của người dân là rất lớn. Tính đến chiều 15/8, chính quyền xã Mai Hịch vẫn chưa thống kê được hết số thiệt hại về tài sản trong đợt cơn lũ vừa qua. Hiện, chính quyền vẫn xã đang tiếp tục huy động các lực lượng công an, dân quân, đoàn thanh niên vào cuộc nhằm giúp đỡ người dân dọn dẹp nhà cửa và ổn định cuộc sống. Do khó khăn, chính quyền xã Mai Hịch không có điều kiện hỗ trợ kinh phí cho ngươì dân trong vùng bị thiệt hại, nhất là những hộ nghèo trong xã.

 

Với những thiệt hại về cầu, đường xá và tài sản của nhân dân do cơn lũ lịch sử vừa qua, theo đồng chí Vì Văn Uồi, chính quyền xã Mai Hịch rất mong có sự hỗ trợ kịp thời của huyện cũng như các sở, ngành chức năng. Qua đó, giúp người dân có điều kiện tốt hơn  sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

 

 

                                                                               HTrung

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục