(HBĐT) - Cuộc sống của người dân xã vùng cao Nam Sơn (Tân Lạc) đang từng bước cải thiện, đẩy lùi được lạc hậu, đói nghèo. Như chia sẻ của đồng chí Đinh Xuân Lừng, Chủ tịch UBND xã, thành quả đó có đóng góp quan trọng của việc kiên trì thực hiện chính sách dân số. 10 năm liền (2006- 2016) xã duy trì thành tích không có trường hợp sinh con thứ ba, đặc biệt có những địa bàn dân cư giữ thành tích không sinh con thứ ba 20 năm liền.

 

Ban dân số xã Nam Sơn (Tân Lạc) cùng đội ngũ CTV dân số các xóm họp giao ban tại hội trường UBND xã.

Chừng mười năm trước, vợ chồng ông Hà Văn Xiên ở xóm Tớn sinh con thứ hai và tiếp tục là con gái. Thay vì tư tưởng “trọng nam, kinh nữ” xưa cũ, với nhận thức tiến bộ, vợ chồng ông không có ý định sinh người “nối dõi tông đường” mà dừng lại ở 2 con, quyết tâm nuôi dạy, chăm sóc các con thật tốt. Nhờ đó mà cuộc sống gia đình ổn định, kinh tế không những đủ ăn mà có phần dư dả, có điều kiện để con cái đến trường lớp đầy đủ, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một trường hợp khác là chị Hà Thị Biêu ở xóm Chiến mặc dù chỉ sinh hai con nhưng không màng đến lối suy nghĩ lạc hậu là  phải có “đủ nếp, đủ tẻ”. Hiện nay, bà con quanh vùng biết đến gia đình chị là hộ khá giả có tiếng của xóm, năm nào cũng có thu nhập gần trăm triệu đồng từ vườn quýt cổ và nuôi lợn thịt. Ngoài thời gian làm, vợ chồng chị còn tham gia các hoạt động ở xóm, bản các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ, nông dân, văn hóa, văn nghệ, thể thao tại cơ sở.     

Theo anh Hà Văn Khuyện, viên chức dân số xã, khó thống kê được hết có bao nhiêu cặp vợ chồng sinh con một bề kể từ nhiều năm trước đây nhưng chắc chắn một điều, 10 năm qua, trên địa bàn xã không có trường hợp nào sinh con thứ ba. Thành công trong công tác DS/KHHGĐ có được thông qua tuyên truyền, vận động theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Đội ngũ cộng tác viên dân số ở các xóm với nhiều năm kinh nghiệm còn khéo léo vận dụng, lồng ghép những câu chuyện truyền thông, giảng giải “lời hay, lẽ thiệt” giúp tác động sâu sắc vào nhận thức, tư tưởng của các cặp vợ chồng, kể cả nam giới và chị em. Từ đó, mỗi gia đình xác định chỉ sinh từ 1 - 2 con, áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Nỗ lực giảm sinh đi liền với bước chuyển chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc. Xã có 329 hộ, 1.528 nhân khẩu, 98% dân số là người Mường. 345 cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ và 100% phụ nữ độ tuổi từ 15 - 49 tuổi áp dụng các biện pháp tránh thai như sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai, đặt vòng và triệt sản. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy là xã vùng cao còn nhiều khó khăn nhưng thu nhập bình quân của xã Nam Sơn đạt 15 triệu đồứng/người/năm.

                                                                                 Thu Hằng 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục