Nhật Bản luôn được biết đến là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình và chất lượng sống của người cao tuổi cao nhất thế giới. Đâu là bí quyết để xứ sở mặt trời mọc đạt được những thành tựu đáng học hỏi này?

Những con số ấn tượng trong công tác chăm sóc người cao tuổi

Theo thống kê từ Tổ chức Global AgeWatch, các nước Tây Âu, Hoa Kỳ, Nhật, Úc là những nước có chất lượng sống của người cao tuổi được đánh giá cao nhất trên thế giới. Kết quả xếp loại này không chỉ dựa trên thu nhập, chăm sóc y tế mà còn dựa vào mức độ hài lòng của người cao tuổi đối với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng. Thực tế này cho thấy khi bước vào độ tuổi xế chiều, nhu cầu được quan tâm, yêu thương, động viên của người cao tuổi cũng cao như ở độ tuổi thiếu nhi hay thanh thiếu niên.

Nhật là một trong những quốc gia chất lượng sống của người cao tuổi được đánh giá cao nhất thế giới

Ở Nhật, đến tuổi hưu trí không đồng nghĩa với việc người cao tuổi sẽ nghỉ ngơi hoàn toàn. Thay vào đó, người cao tuổi được khuyến khích nghiên cứu các đề tài tương ứng với lĩnh vực chuyên môn, hay tham gia các hoạt động thể chất lẫn trí não như đi du lịch, sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia công tác tình nguyện… Tất nhiên, mỗi hoạt động sẽ phù hợp với thể lực của mỗi người. Cứ 10.000 người Nhật lại có 14 người sống đến trăm tuổi.[i] Tuổi thọ trung bình của người Nhật rất cao, vào khoảng 83 tuổi và đã tăng thêm 4,2 tuổi trong 25 năm vừa qua.[ii] Nhật cũng là nước có tuổi thọ khoẻ mạnh hàng đầu thế giới, đây là một chỉ số WHO đo lường số năm con người có khả năng thực hiện những nhu cầu cơ bản hàng ngày như ăn, mặc và đi vệ sinh một cách độc lập.[iii]

 

Mô hình chăm sóc lý tưởng: đề cao tính tự chủ

Người Nhật quan niệm rằng bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, môi trường sống trong lành và lối sinh hoạt lành mạnh, khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt cá nhân chính là yếu tố tiên quyết giúp người cao tuổi duy trì cuộc sống thư thái, vui khoẻ. Đặc biệt khi chức năng vận động đã bị giảm sút, nếu người cao tuổi vẫn có thể tự chủ trong vấn đề nhạy cảm như vệ sinh cá nhân, họ sẽ bảo vệ được lòng tự tôn, giảm bớt cảm giác phụ thuộc con cháu.

Để làm được điều đó, họ sáng tạo ra mô hình chăm sóc toàn diện cho người lớn tuổi bằng tã giấy người lớn, đề xuất phương thức chăm sóc vệ sinh phù hợp cho từng đối tượng với khả năng vận động khác nhau.

Theo đó, người có khả năng đi lại nên lựa chọn tã quần, do thiết kế như quần lót, tã quần giúp người dùng dễ dàng tự mặc hoặc thay tã, hỗ trợ đi vệ sinh trong nhà vệ sinh thay vì đi tại giường. Tương ứng với các khả năng đi lại khác nhau, sẽ có nhiều loại tã quần với khả năng thấm hút khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

Những người hạn chế khả năng đi lại (nằm liệt giường hoặc ngồi xe lăn) cần đến sự trợ giúp của người thân trong vấn đề vệ sinh lại được khuyên được sử dụng tã dán vì dòng tã này được thiết kế đáp ứng nhu cầu rất cao về thấm hút, đồng thời rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay tã cho người bệnh trong tư thế nằm.

 

Hướng dẫn lựa chọn tã quần và tã dán từ Caryn – nhãn hàng chăm sóc vệ sinh đến từ Nhật Bản

Đối với những người có nhu cầu sử dụng tã dán với số lượng cao, miếng lót bổ sung là lựa chọn hoàn hảo giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho gia đình. Đối với người cần thêm bảo vệ chống trào (bệnh nhân nằm viện, người dùng tã dán), tấm đệm lót là sản phẩm bổ trợ ngăn ngừa chất thải tràn ra giường chiếu, giúp việc chăm sóc trở nên dễ dàng.

Các sản phẩm bổ trợ của Caryn cũng hỗ trợ rất tốt trong việc chăm sóc vệ sinh người cao tuổi

Nhìn chung, có thể tự mặc tã và tự vào nhà vệ sinh được xem như biểu hiện của một người cao tuổi tương đối khỏe mạnh. Chính vì vậy, con cháu trong gia đình nên chủ động quan tâm, hỗ trợ ông bà, bố mẹ tự chủ, phục hồi khả năng vận động bằng những sản phẩm phù hợp. Tình yêu thương, sự quan tâm chu đáo cùng những kinh nghiệm chăm sóc toàn diện từ Nhật Bản sẽ là chìa khoá mở ra một cuộc sống mới vui khoẻ, chất lượng hơn cho người cao tuổi.



                                                                     Theo Báo SKĐS


Các tin khác


Đoàn sinh viên tình nguyện Học viện Quân y đến làm tình nguyện tại xã Trung Sơn.

(HBĐT) - Đoàn sinh viên tình nguyện Hệ Quản lý học viên dân sự Học viện Quân y vừa thực hiện nhiều hoạt động tình nguyện thiết thực trên địa bàn xã Trung Sơn (Lương Sơn).

Tăng cường quản lý nhà nước về ATTP cấp cơ sở

(HBĐT) - Ngày 25/7, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức họp bàn chuyên đề quản lý nhà nước về ATTP do đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo ATTP tỉnh chủ trì. Tham dự có lãnh đạo Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Khoa học công nghệ, sở tài nguyên và môi trường, sở giáo dục và đào tạo, sở thông tin truyền thông…

Cẩn trọng khi cứu người bị đuối nước

Thời gian gần đây, tình trạng đuối nước có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương. Xót xa hơn, có những vụ không chỉ một mà nhiều người bị đuối nước cùng một lúc. Ðiều đáng nói là không chỉ các em nhỏ, học sinh phổ thông bị đuối nước mà ngay cả người lớn biết bơi khi xuống cứu nạn nhân cũng bị chết do thiếu kỹ năng. Vì vậy, bên cạnh việc dạy bơi cho học sinh, các trung tâm dạy bơi, trường học cần chú trọng dạy cho các em một số kỹ năng xử lý tình huống khi cứu người bị đuối nước.

Bố trí phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại chợ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin hỏi - đáp về an toàn thực phẩm; đồng thời, có văn bản chỉ đạo thực hiện việc bố trí phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại.

Tai nạn lao động - SOS

(HBĐT) - Ngay trong và sau tháng 5 - Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tai nạn lao động (TNLĐ) vẫn liên tiếp xảy ra. Từ đầu năm đến ngày 11/7, trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ TNLĐ, mỗi vụ có 1 người chết. TNLĐ có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, một số vụ ngay cả đoàn điều tra TNLĐ tỉnh cũng không nắm được thông tin. Điều đó đòi hỏi cần thống nhất số liệu chính xác vụ việc, xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những vụ việc đau lòng.

5/5 thành viên Hội đồng Kỷ luật Sở Y tế bỏ phiếu đề nghị cách chức giám đốc BVĐK tỉnh đối với ông Trương Quý Dương

(HBĐT) - Sáng nay 21/7, Hội đồng kỷ luật Sở Y tế đã xét kỷ luật đối với ông Trương Quý Dương, Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình với trách nhiệm là người đứng đầu để xảy ra sụ cố y khoa rất nghiêm trọng tại Đơn nguyên thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực BVĐK tỉnh làm 8 bệnh nhân tử vong ngày 29/5/2017. Đồng chí Bùi Thị Thu Hằng, Phó giám đốc, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật Sở Y tế chủ trì cuộc họp. Tham dự có Đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó Giám đốc Sở Nội Vụ, các thành viên Hội đồng kỷ luật Sở Y tế và một số phòng nghiệp vụ có liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục