(HBĐT) - Gần 2 tháng trôi qua từ khi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng ngày 29/5/2017 tại đơn nguyên Thận nhân tạo làm 8 bệnh nhân đang chạy thận tử vong, không khí ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn ở trạng thái lặng trùng. Biểu hiện phổ biến trong tâm lý của cán bộ, nhân viên bệnh viện là hoang mang, lo sợ: sợ công việc, sợ trách nhiệm, sợ bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. Đó là thực tế!


Các bác sỹ Khoa Hồi sức, tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn trong điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. 

Áp lực tăng, nhiệt huyết giảm 

Trước nay, nghề bác sỹ luôn được nhắc đến là nghề vất vả và nhiều áp lực, các cán bộ, nhân viên (sau đây gọi tắt là các y, bác sỹ ) đang công tác ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh không phải là ngoại lệ. Từ khi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng tại đơn nguyên Thận nhân tạo vào cuối tháng 5 vừa qua, áp lực công việc tăng lên bội phần. Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Đa khoa tỉnh bộc bạch: Từ khi xảy ra sự cố y khoa trên, có tuần 2-3 bệnh nhân đến phòng làm việc của bác sỹ hỏi về tình trạng bệnh lý. Trong lúc hỏi, người nhà bệnh nhân dùng 3-4 chiếc điện thoại đặt ở các góc để quay phim, chụp ảnh, ghi âm lại lời của bác sỹ. Trong tình thế như vậy, chúng tôi cảm thấy bị o ép và thực sự không thể không do dự khi đưa ra quyết định về chuyên môn. Không ít lần các y, bác sỹ mời người nhà bệnh nhân ra ngoài phòng để thăm khám, tiêm cho bệnh nhân (theo quy định) liền nhận được phản ứng gay gắt với lời lẽ xúc phạm, đôi khi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân gọi các y bác sỹ là "lũ chúng mày”…

Bác sỹ Nguyễn Quốc Phương, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngậm ngùi: Từ khi xảy ra sự cố, tâm lý của cán bộ bệnh viện luôn trong tình trạng hoang mang, lo sợ, không yên tâm công tác. Đặc biệt là từ khi bác sỹ Hoàng Công Lương và kỹ thuật viên Trần Văn Sơn bị khởi tố bắt tạm giam, không khí làm việc của bệnh viện lắng xuống hoàn toàn. Nhiều cán bộ, nhân viên phản ánh: họ luôn cảm thấy những hiểm họa của các sự cố y khoa rình rập nên hết sức cân nhắc, đắn đo khi quyết định điều trị, thủ thuật, phẫu thuật cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và cả thầy thuốc, họ dễ dàng đồng ý cho bệnh nhân chuyển tuyến cho dù việc điều trị, phẫu thuật đó trong tầm tay và chính các y, bác sỹ đã thực hiện hàng trăm ca trước đó. Sau sự cố, Tổng hội y học Việt Nam, Công đoàn y tế Việt Nam, Sở Y tế, Ban giám đốc Bệnh viện và BCH công đoàn cơ sở đã gặp gỡ, động viên kịp thời để các cán bộ nhân viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác nhưng cho đến nay, tâm lý của cán bộ, nhân viên vẫn chưa ổn định.

Trăn trở của những người "chèo lái con thuyền” mang sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sự cố y khoa ngày 29/5/2017, thực sự là một thảm họa, ngoài sự mất mát về con người (8 bệnh nhân tử vong), các hệ lụy khác chưa biết đến bao giờ mới được khắc phục- bác sỹ Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh thừa nhận vậy. Đồng thời, đưa ra những khó khăn mà Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang phải đối mặt: Sau sự cố y khoa 1 tháng, bệnh nhân đến khám, nhập viện, điều trị nội trú, ngoại trú, phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán hình ảnh… tại bệnh viện đều giảm. Cụ thể: tống số bệnh nhân đến khám giảm 554 lượt; bệnh nhân điều trị nội trú giảm 114 lượt; bệnh nhân điều trị ngoại trú giảm 1.508 lượt; giảm 63 ca phẫu thuật và 490 ca thủ thuật; giảm 2.176 lượt xét nghiệm… so với tháng trước khi xảy ra sự cố. Trong khi, số bệnh nhân chuyển tuyến tăng 239 lượt. Điều đó cho thấy niềm tin của người bệnh đối với bệnh viện và niềm tin của những người thầy thuốc đối với nghề nghiệp của mình đã bị giảm sút quá nhiều. Sau sự cố y khoa trên, Bệnh viện đã mời chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Thận nhân tạo và trang thiết bị y tế bệnh viện hỗ trợ trong việc khảo sát địa điểm, lập kế hoạch và triển khai lại hoạt động của Đơn nguyên thận nhân tạo. Mời đơn vị tư vấn, thiết kế xây dựng cùng các kỹ sư của Trung tâm thận nhân tạo- Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ lập kế hoạch chi tiết sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị cho đơn nguyên Thận nhân tạo. Tuy nhiên, do sự cố y khoa đã gây ra chấn động tâm lý đến toàn bộ y, bác sỹ bệnh viện nên việc lựa chọn, cử cán bộ đi đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhân lực làm việc tại Đơn nguyên thận nhân tạo ( khi hoạt động trở lại) đang hết sức khó khăn.

Cần lắm sự sẻ chia của cộng đồng

Phát biểu tại buổi làm việc giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào đầu tháng 7 vừa qua, đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế bày tỏ: Mang sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhưng lại để xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng làm 8 bệnh nhân đang chạy thận tử vong, chúng tôi hết sức đau lòng. Ngay khi xảy ra sự cố, ngành Y tế tỉnh đã "chạy” hết tốc lực để khắc phục sự cố: cứu người và hỗ trợ duy trì mọi hoạt động của bệnh viện. Đã đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ về trang thiết bị, máy móc, nhân lực, UBND tỉnh cấp kinh phí để cải tạo, nâng cấp đơn nguyên Thận nhân tạo- Bệnh viện Đa khoa tỉnh để sớm đưa vào hoạt động trở lại. Chúng tôi không che giấu, bao biện nhưng xin được chia sẻ thông tin rằng: tai biến, sự cố y khoa có thể xảy ra với bất kỳ cơ sở y tế nào kể cả những bệnh viện có uy tín nhất. Vì vậy, mong người dân không vì sự cố nghiêm trọng ở đơn nguyên Thận nhân tạo mà cho rằng, các cán bộ y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh không có năng lực hay trang thiết bị y tế không đảm bảo… mà quay lưng lại với bệnh viện, mất niềm tin với người thầy thuốc. Thực tế, Đơn nguyên thận nhân tạo- Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hoạt động và điều trị cho bệnh nhân từ 10 năm nay và chưa hề xảy ra sự cố. Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng là một trong những bệnh viện có uy tín không chỉ trong tỉnh mà còn được mở rộng ở khu vực Tây Bắc. Sau sự cố y khoa nghiêm trọng này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được trang bị thêm trang thiết bị hiện đại, bổ sung nguồn nhân lực hỗ trợ (là bác sỹ có chuyên môn cao của tuyến Trung ương) để đáp ứng yêu cầu KCB cho nhân dân. Mong người dân nhìn nhận vấn đề có lý, có tình, có trách nhiệm, củng cố niềm tin cho đội ngũ y, bác sỹ để họ thực hiện tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người dân của tỉnh.


                                                                                     Thúy Hằng


Các tin khác


Nỗ lực phòng, chống bệnh viêm gan

Viêm gan vi-rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, dẫn đến chết người do các biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Viêm gan vi-rút đã trở thành "kẻ giết người thầm lặng”, khi số người chết do căn bệnh này đã vượt qua tổng số người chết vì lao, sốt rét cộng lại và nhiều hơn cả HIV/AIDS. hưởng ứng ngày viêm gan thế giới (28-7) tổ chức y tế thế giới kêu gọi các nước xây dựng kế hoạch hành động để tiến tới loại trừ bệnh viêm gan.

Hội thảo chuyên đề: “Vận động phụ nữ mua BHYT, vì sức khỏe gia đình”

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội thảo chuyên đề: "Vận động phụ nữ mua BHYT, vì sức khỏe gia đình” tại xã Trung Sơn. 45 đại biểu gồm các chị là UVBCH Hội LHPN huyện khóa XXIII, nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các xã, thị trấn trong huyện.

Đoàn sinh viên tình nguyện Học viện Quân y đến làm tình nguyện tại xã Trung Sơn.

(HBĐT) - Đoàn sinh viên tình nguyện Hệ Quản lý học viên dân sự Học viện Quân y vừa thực hiện nhiều hoạt động tình nguyện thiết thực trên địa bàn xã Trung Sơn (Lương Sơn).

Tăng cường quản lý nhà nước về ATTP cấp cơ sở

(HBĐT) - Ngày 25/7, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức họp bàn chuyên đề quản lý nhà nước về ATTP do đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo ATTP tỉnh chủ trì. Tham dự có lãnh đạo Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Khoa học công nghệ, sở tài nguyên và môi trường, sở giáo dục và đào tạo, sở thông tin truyền thông…

Cẩn trọng khi cứu người bị đuối nước

Thời gian gần đây, tình trạng đuối nước có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương. Xót xa hơn, có những vụ không chỉ một mà nhiều người bị đuối nước cùng một lúc. Ðiều đáng nói là không chỉ các em nhỏ, học sinh phổ thông bị đuối nước mà ngay cả người lớn biết bơi khi xuống cứu nạn nhân cũng bị chết do thiếu kỹ năng. Vì vậy, bên cạnh việc dạy bơi cho học sinh, các trung tâm dạy bơi, trường học cần chú trọng dạy cho các em một số kỹ năng xử lý tình huống khi cứu người bị đuối nước.

Bố trí phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại chợ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin hỏi - đáp về an toàn thực phẩm; đồng thời, có văn bản chỉ đạo thực hiện việc bố trí phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục