(HBĐT) - Trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị cho lớp học; tăng cường chế độ dinh dưỡng những ngày mưa rét; tích cực tuyên truyền đến phụ huynh về việc chăm sóc sức khỏe cho con em; lựa chọn, sắp xếp hoạt động học tập phù hợp với tình hình thời tiết... Đó là những biện pháp hiệu quả đã và đang được ngành GD&ĐT triển khai nhằm phòng, chống rét, đảm bảo sức khỏe cho học sinh.


Giáo viên trường mầm non Đồng Tiến (TP Hòa Bình) quan tâm giữ ấm cho học sinh trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.

Từ cuối tháng 11/2017, do không khí lạnh tăng cường nên nhiệt độ các tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh ta liên tục xuống thấp. Tuy nhiên, tại các trường học trên địa bàn, hoạt động dạy và học vẫn diễn ra bình thường.

Sáng 18/12, trên địa bàn thành phố Hòa Bình ghi nhận nhiều điểm nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC. Chúng tôi có mặt tại trường mầm non Đồng Tiến (phường Đồng Tiến) khi các cô giáo đang chuẩn bị cho trẻ ăn trưa. Cô giáo Lê Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường hiện có 13 nhóm lớp với 405 cháu, trong đó có 25 cháu ở độ tuổi nhà trẻ và 380 cháu ở độ tuổi mầm non. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc mua sắm bổ sung trang thiết bị như: xốp trải nhà, bình nóng lạnh, bình ủ nước, chăn, gối, màn cho trẻ, tủ sấy bát cho trẻ ở dưới bếp. Một số lớp trẻ bé đã thực hiện xã hội hóa việc trang bị điều hòa 2 chiều cho học sinh. Đối với giáo viên các lớp, chúng tôi lưu ý phải vệ sinh lớp học thường xuyên, đảm bảo thoáng khí, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; lắp xốp trong lớp đảm bảo đủ ấm cho trẻ. Trong giờ ngủ trưa, các cô lưu ý mắc màn, đắp chăn cho trẻ. Giờ chơi chú ý mặc áo đủ ấm, lau mồ hôi, nhắc trẻ thay áo khi bị ướt, mồ hôi nhiều. Các cô cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để phối hợp với phụ huynh mặc đủ ấm cho con trước khi đến trường. Việc tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ cũng phù hợp với điều kiện thực tế, nếu trời quá lạnh không cho trẻ ra sân mà chỉ hoạt động nhẹ trong lớp.

Một nội dung quan trọng được các nhà trường đặc biệt quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong mùa lạnh đó là đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Cô giáo Quách Thị Hình, Hiệu phó trường mầm non Ngọc Sơn (xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn) cho biết: Bên cạnh việc giữ ấm cho các em, nhà trường đặc biệt quan tâm đến đảm bảo chất lượng và tăng cường dinh dưỡng cho bữa ăn. Bữa ăn những ngày rét được tăng cường thêm rau xanh, thực phẩm giàu chất đạm. Nhà trường đã hợp đồng cung cấp thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện bếp ăn theo đúng quy trình 1 chiều đảm bảo ATTP. Tiến hành xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa. Chia khẩu phần ăn đúng giờ (không để nguội thức ăn). Dụng cụ đựng đồ ăn có nắp đậy để giữ ấm thức ăn. Nhà bếp luôn có nước nóng để phục vụ hoạt động của các lớp. Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để tỷ lệ trẻ chuyên cần những ngày mưa rét vẫn đạt cao. Đồng thời lưu ý cán bộ y tế trực đầy đủ, chuẩn bị cơ số thuốc, dụng cụ y tế sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho trẻ những ngày mưa rét.
 
Ngoài ra, một số nhà trường đã xây dựng "Góc tuyên truyền” ở cửa các lớp học hoặc thông qua hệ thống loa phát thanh vào đầu giờ và cuối giờ để tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh quan tâm mặc ấm, giữ gìn sức khỏe cho con em. Nhà trường đề nghị phụ huynh chủ động theo dõi dự báo thời tiết, nếu nhiệt độ xuống dưới 10oC cho trẻ nghỉ học.

Trước đó, nhằm chủ động công tác phòng - chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong điều kiện thời tiết giá rét giao mùa, ngày 14/12/2017, Sở GD&ĐT đã có Công văn số 2489 về việc "tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông - xuân”. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với cơ quan y tế xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên. Thường xuyên tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường tại trường học, thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi. Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch. Đồng thời phối hợp quản lý tốt sức khỏe trẻ em, học sinh, cán bộ, giáo viên; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để tổ chức khám, điều trị và xử lý kịp thời, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trong trường học”.

 

                                                                             Dương Liễu

 


Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục