(HBĐT) - Đến nay, chưa có một thống kê chính xác về số lượng người mắc bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành Y tế, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm khoảng 70% trong tổng số các trường hợp tử vong hàng năm. Với tỷ lệ tử vong trên thì uớc tính cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm được coi là bệnh "giết người thầm lặng”.



Trung tâm y tế thành phố Hòa Bình thường xuyên tổ chức các đợt khám sàng lọc phát hiện bệnh không lây nhiễm.
Đồng chí Vũ Thành, Trưởng khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Do bệnh không lây nhiễm sang người khác nên thường chủ quan, ít được quan tâm phòng tránh, nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm phần lớn. Các biện pháp phòng tránh chủ yếu là thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời có biện pháp phát hiện sớm để điều trị. Do vậy, triển khai hoạt động phát hiện sớm, dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã nhằm giảm biến chứng và giảm tử vong, giảm trường hợp mắc các bệnh không lây nhiễm ở cộng đồng là mục tiêu chung của ngành.

Trong năm 2019, ngành Y tế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và hiểu biết của người dân trong phòng, chống bệnh. Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc bệnh. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh tàn tật, tử vong sớm tại cộng đồng do các bệnh không lây nhiễm nhờ việc khám sàng lọc, phát hiện sớm. Nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, khám sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác.

Theo đồng chí Vũ Thành, sau khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai của ngành. Trung tâm phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tập huấn đào tạo, quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường cho huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Tổ chức khám sàng lọc cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ở 56/210 xã, phường, thị trấn; mỗi xã, phường khám cho hơn 300 người. Ngành xây dựng kế hoạch phòng, chống rượu, bia năm 2019 trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo tuyến huyện hoàn thiện hệ thống chuyên trách từ huyện xuống xã; tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp nắm danh sách các trường hợp mắc bệnh không lây nhiễm để quản lý tốt ở các trạm y tế. Tăng cường phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế cơ sở nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức để các trạm y tế thực hiện tốt công tác tư vấn, quản lý, chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh không lây nhiễm. Việc quản lý tốt bệnh không lây nhiễm giúp người dân có thể sống tốt, lâu dài với các căn bệnh này, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng cho bệnh nhân và giảm các trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm.

Việt Lâm


Các tin khác


Những trường hợp được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

(HBĐT) - Theo số́ liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, tỷ lệ khám chữa bệnh BHYT trong 6 tháng đầu năm nay là 560.665 lượt người, tăng 25.167 lượt (5%), ước chi 426.128 triệu đồng, tăng 4.705 triệu đồng (1,1%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi khám chữa bệnh (KCB) tại tỉnh là 526.740 lượt, tăng 18.763 lượt (4%), số tiền 295.385 triệu đồng, giảm 8.936 triệu đồng (3%) so với cùng kỳ năm trước (bằng 44% dự toán năm 2019); chi KCB đi ngoại tỉnh 33.925 lượt, tăng 6.404 lượt (23%), số tiền 130.743 triệu đồng, tăng 13.641 triệu đồng (12%) so với cùng kỳ năm trước.

Huyện Mai Châu nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện Mai Châu có những chuyển biến tích cực. Từ đó làm giảm tốc độ lây lan của căn bệnh ra cộng đồng, góp phần tích cực phát triển KT-XH địa phương.

Nhìn lại 6 năm triển khai Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” 

(HBĐT) - Dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” (Norred) được triển khai từ năm 2013. Địa bàn triển khai gồm 13 tỉnh với tổng nguồn vốn 155 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 150 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam 5 triệu USD.

Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác - hành trình vì sức khỏe cộng đồng

(HBĐT) - Luôn tâm niệm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với các tổ chức và cùng ngành Y tế đẩy mạnh hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, những y, bác sỹ - tình nguyện viên Câu lạc bộ (CLB) Thầy thuốc trẻ tỉnh đã không ngừng nỗ lực, năng động, nhiệt huyết, vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, vừa trở thành những hạt nhân nhân xung kích trong hoạt động tình nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với những nỗ lực và đóng góp, họ thực sự là những tấm gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Tổ chức thành công Tuần lễ 5S và Bệnh viện Xanh – sạch – đẹp

(HBĐT) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa tổ chức đợt cao điểm triển khai phong trào 5S và xây dựng môi trường y tế xanh – sạch – đẹp, với mục tiêu cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(HBĐT) - Hiện nay, dịch sốt xuất huyết (SXH) bắt đầu bùng phát trên cả nước và đã có rất nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng của SXH. Tính đến tháng 9/2019, cả nước đã có trên 200.000 người mắc bệnh SXH, trong đó có 36 trường hợp tử vong, chủ yếu là khu vực phía Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục