(HBĐT) - Ngày 30/10, đoàn công tác của Ban Dân tộc - HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc - HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát thực hiện chính sách BHYT tại BHXH tỉnh và Sở LĐ-TB&XH về việc thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015- 2018. Dự buổi giám sát có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và thành viên chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh.



Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc - HĐND tỉnh kết luận buổi giám sát. 

Theo báo cáo, tính đến năm 2018, tỷ lệ dân số trên địa bàn tỉnh tham gia BHYT đạt 96,6%, 100% người DTTS sinh sống tại vùng có điều kiện KTXH khó khăn đều được cấp BHYT miễn phí kịp thời, đúng quy định... BHXH tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS, đúng đối tượng, đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT... 

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chính sách BHYT đối với người DTTS ở một số địa phương còn có những tồn tại, hạn chế. Việc phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT có lúc chưa chặt chẽ. Việc tuyên truyền chính sách BHYT tại một số địa phương, đơn vị hiệu quả chưa cao; sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và cơ sở KCB trong việc quản lý và sử dụng quỹ KCB BHYT còn nhiều bất cập. Một số cơ sở KCB còn có biểu hiện lạm dũng quỹ BHYT dẫn đến gia tăng chi phí BHYT; chất lượng KCB tại các cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là y tế tuyến xã. Đội ngũ y, bác sỹ còn thiếu, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở; việc triển khai các chính sách BHYT tại các địa bàn xóm, xã vùng sâu, xa còn khó khăn...

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã tập trung nêu nhiều vấn đề có liên quan đề nghị các đơn vị được giám sát làm rõ như: tổng kinh phí KCB dành cho người DTTS chiếm bao nhiêu % trong tổng quỹ BHYT của tỉnh; những khó khăn trong việc kiểm soát nguồn quỹ BHYT; vấn đề xử lý các cơ sở KCB có biểu hiện lạm dụng quỹ BHYT; tỷ lệ người có BHYT đến KCB tại các cơ sở y tế tư nhân có ký hợp đồng với BHXH chiếm bao nhiêm % và số tiền BHXH chi trả cho các cơ sở này; việc sáp nhập xóm, xã có ảnh hưởng như thế nào đến việc cấp thẻ BHYT cho người dân, nhất là đối với các xã, xóm thuộc Chương trình 135...

Xung quanh các nội dung này, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh đã có những trao đổi, làm rõ thêm những vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm. Đồng thời, cũng nêu lên một số kiến nghị, đề xuất các cấp cần có các chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý giá thuốc, vật tư y tế; đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường cán bộ y tế cho các cơ sở KCB, nhất là ở tuyến xã...

Kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng đoàn giám sát đề nghị: BHXH tỉnh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các chính sách BHYT cho đồng bào DTTS trong toàn tỉnh; huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng KCB; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về thực hiện chính sách BHYT; đồng thời, sử dụng hiệu quả quỹ BHXH... Đối với đề xuất, kiến nghị của 2 đơn vị, Đoàn giám sát sẽ tổng hợp để gửi tới các cơ quan liên quan xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. 


Mạnh Hùng

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục