(HBĐT) - BHYT một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho nhiều nhóm đối tượng chính sách tham gia BHYT như người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo, học sinh, sinh viên... Nhờ có BHYT mà nhiều người bệnh trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Kim Bôi nói riêng có điều kiện chữa trị các bệnh hiểm nghèo, giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình.


Người dân xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được chăm sóc sức khỏe thường xuyên nhờ tham gia bảo hiểm y tế. 

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Thiệu ở xã Lập Chiệng (Kim Bôi) vào một ngày cuối năm. Ông vừa ra viện để về nhà điều trị và hồi phục. Người nhà của ông Thiệu cho biết: Ông bị xuất huyết não phải nằm điều trị ở Khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh 42 ngày với tổng chi phí trên 200 triệu đồng. Là người là dân tộc vùng khó khăn nên ông được cấp BHYT với mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh. Tuy không phải chi tiền khám, điều trị nhưng do bệnh nặng nên vẫn phải mua thêm thuốc ngoài và các chi phí khác. Khi ra viện, gia đình ông chỉ phải chi phí hơn 3 triệu đồng. Ông Thiệu cho biết: May mắn tôi được BHYT chi trả phần lớn chi phí. Thẻ BHYT đã giúp tôi và những người cùng cảnh ngộ giảm gánh nặng tài chính, để yên tâm chữa trị. Thời gian qua, tôi đã thấm thía giá trị của chính sách này, nên đã bàn bạc mua cho cả gia đình và vận động người thân quen cùng tham gia. Tôi lấy bản thân làm ví dụ vì nếu không có BHYT, tôi đã không thể điều trị căn bệnh suy thận đến ngày hôm nay. Gia đình cũng khánh kiệt, con cái nheo nhóc vì số tiền quá lớn, vượt khả năng chi trả.

Cùng hoàn cảnh bị bệnh điều trị dài ngày là anh Phùng Xuân Thanh, sinh năm 1973 ở xã Đú Sáng. Gia đình anh làm nông nghiệp nên hoàn cảnh cũng eo hẹp. Anh bị bệnh viêm phổi lâu năm. Vừa qua anh phải điều trị tại Khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh 49 ngày. Tổng chi phí cho cả đợt điều trị trên 230 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thanh toán, gia đình anh chỉ phải trả gần 3 triệu đồng. Anh cho hay: Tôi biết ơn và không biết nói gì hơn là gửi lời cảm ơn Nhà nước, cơ quan bảo hiểm đã cấp BHYT cứu sống tôi, giúp những hộ nghèo không bị nợ nần vì chi phí chữa bệnh.

Cháu Bùi Tiến Anh ở xã Kim Sơn năm nay hơn 1 tuổi bị nhiễm trùng máu. Do bệnh nặng cháu phải điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh 58 ngày với chi phí điều trị gần 200 triệu đồng. Cháu đã được BHYT chi trả hoàn toàn các chi phí. Gia đình chỉ bỏ tiền công đi lại, ăn uống chăm sóc trong khi cháu  nằm viện. Bố, mẹ cháu cho hay: Trước đây, chúng em đã nghe nhiều về chính sách BHYT, nhưng vẫn nghĩ đó là một điều gì đó xa xôi, không quá cần thiết với bản thân mình. Nhưng giờ đây, tấm thẻ BHYT đã trở thành người bạn thân thiết, cứu cánh, cho em niềm tin, niềm hy vọng để chống chọi với căn bệnh này

Đồng chí Vũ Hồng Thái, Giám đốc BHXH huyện Kim Bôi cho biết: Đại đa số bệnh nhân có số ngày điều trị cao, chi phí lớn đều trong tình trạng bệnh đã nặng phải chuyển tuyến. Việc chi trả chi phí điều trị sẽ rất tốn kém, nếu không có BHYT, người bệnh khó lòng chống chịu được, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Khi tham gia BHYT, người dân sẽ được quỹ BHYT chi trả khi không may ốm đau, bệnh tật, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đối với hộ nghèo và cận nghèo, việc khám, điều trị bệnh tốn hàng chục triệu đồng thì thẻ BHYT giúp san sẻ gánh nặng khi họ không may ốm đau, bệnh tật, nhất là những bệnh nặng như suy thận mãn, bệnh tim, ung thư… có chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài. 

Năm 2019, huyện Kim Bôi có trên 116 nghìn lượt người tham gia BHYT với số thu trên 105 tỷ đồng. BHXH huyện đã chi trả trên 18 tỷ đồng khám, chữa bệnh nội trú cho trên 11 nghìn lượt người; chi trên 22 tỷ đồng khám, chữa bệnh ngoại trú cho trên 126 nghìn lượt người. Có thể nói, tham gia BHYT được xem như một chiếc phao cứu sinh, là hình thức tiết kiệm "đóng góp khi lành để dành khi ốm” nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Đồng thời, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng xã hội, cũng là thể hiện đạo lý truyền thống "lá lành đùm lá rách”. Tham gia BHYT vừa là quyền lợi cũng vừa là trách nhiệm, vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy, mọi người hãy tích cực tham gia BHYT để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Việt Lâm


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục