Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1.1.2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Trước quy định này, nhiều người băn khoăn rằng sau khi uống rượu, bia bao lâu thì có thể lái xe?

"Có người uống rượu tối hôm trước, tối hôm sau vẫn còn dương tính trong máu”

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), về mặt khoa học, bất kể nồng độ cồn ở mức nào, kể cả nồng độ thấp thì cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến thần kinh.

Với quy định hiện nay, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ôtô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay... nếu uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển phương tiện đều bị phạt, thì cách đối phó tích cực nhất là xác định tâm thế "đã uống rượu bia thì không lái xe".
 

Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. Ảnh: Trần Vương 

Còn về việc "sau khi uống rượu bia bao lâu thì nồng độ cồn không còn trong máu?”, bác sĩ Nguyên cho rằng đây là câu hỏi rất khó trả lời chính xác. Vì thời gian từ lúc uống rượu đến khi kiểm tra để ra được xét nghiệm âm tính thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như lượng, loại rượu mình uống, sức khỏe của từng người, nồng độ rượu mình uống, uống càng nhiều thì nồng độ càng cao.

"Hấp thu nhanh nhất là rượu 20 độ. Với những trường hợp khác như uống lúc đói thì hấp thu rượu càng nhanh, khi có thức ăn thì hấp thu chậm hơn. Cơ thể người mà cứ uống kéo dài, uống triền miên thì rượu tồn tại trong người sẽ lâu hơn. Một số trường hợp cá biệt thì phụ thuộc vào sức khỏe cơ thể, cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian nồng độ cồn có trong máu. Không ai giống ai cả.

Chúng ta phải cẩn thận, vì có những người uống rượu tối hôm trước mà tối hôm sau vẫn còn dương tính trong máu và hơi thở. Cách tốt nhất là hạn chế tối đa số lần uống rượu, hạn chế tối đa lượng rượu chúng ta uống. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người”- bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Ngoài rượu, nhiều thức ăn khác cũng chứa ethanol

Bác sĩ Trung tâm Chống độc cũng cảnh báo, hiện các thức ăn hay một số loại quả lên men cũng có thể có ethanol trong đó. Socola, thuốc siro cảm cúm, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng, họng... một số đồ uống cũng có thể có một lượng ethanol.

"Nhưng người dân hoàn toàn yên tâm, các đồng chí công an có quy trình làm việc xét nghiệm sàng lọc ban đầu, nếu cần có thể xét nghiệm lần 2. Ở một số nước, test sàng lọc ban đầu, nếu dương tính họ sẽ làm bước 2.

Ở Việt Nam, tôi được biết là cũng làm như vậy. Chúng ta lưu ý rằng nếu không may ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông, vì nếu không may kiểm tra vẫn sẽ có một chút ethanol trong hơi thở”- bác sĩ Nguyên đưa ra cảnh báo.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đăng Đức - Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) thì cho rằng, về cơ bản rượu là chất độc cho cơ thể. Chúng ta đã lạm dụng rượu hàng nghìn năm nay. Đối với người trẻ, thì rượu làm ức chế thần kinh, dễ dẫn đến biến chứng do bị ngộ độc rượu cấp tính, đặc biệt là hạ đường huyết. Nếu uống nhiều thì bị tổn thương não, như não bị teo đi.

"Với người trẻ, chắc chắn là phải tránh xa, vì cả cuộc đời ở phía trước, làm sao để não không bị tổn thương sớm, phải tránh xa con đường nghiện ngập. Chúng ta càng hạn chế sử dụng rượu càng sớm càng tốt”- bác sĩ Đức nhấn mạnh.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Bàn giao công trình tòa nhà Khoa Nội và chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh 

(HBĐT) - Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa diễn ra lễ ký kết biên bản bàn giao công trình tòa nhà Khoa Nội và chống nhiễm khuẩn thuộc dự án mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Trung tâm y tế huyện Lạc Thủy: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Tăng cường thu hút, đầu tư về cơ sở, vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh (KCB), cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy đã, đang nâng tầm chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Qua đó, sẻ chia gánh nặng với bệnh nhân nghèo.

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Cung cấp thông tin cho báo chí về dân số và phát triển

(HBĐT) - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cấp tỉnh về DS và phát triển. Tham dự hội nghị có đông đảo nhà báo, cán bộ truyền thông của 30 tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung.

Huyện Lạc Sơn cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn

(HBĐT) - Theo Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, năm 2019, toàn huyện có 25.950 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS)/33.499 hộ, đạt 74,4%. Có được kết quả này do cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn nói chung và vấn đề xây dựng NTHVS nói riêng. 

Cảnh giác với bệnh cúm khi chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa, bệnh cúm đã bắt đầu xuất hiện, mọi người cần cảnh giác cao với căn bệnh này vì có thể gây thành dịch, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là bệnh có thể gây tử vong.

Việt Nam chinh phục hai ca ghép tạng đặc biệt

Từ một ca chết não hiến tạng, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công hai ca ghép đa tặng đặc biệt lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Một ca ghép hai phổi đồng thì với mổ tim hở sửa chữa bệnh tim bẩm sinh (sửa tim - ghép phối) và một ghép đa tạng gan và thận đồng thì.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục