Việt Nam vừa ghi nhận thêm 2 ca COVID-19 tử vong, đều có bệnh nền nặng.


Điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh: BV

Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa thông báo về 2 ca tử vong số 60 và 61, là hai bệnh nhân nữ, có bệnh lý nền nặng liên quan đến COVID-19, cụ thể:

Ca tử vong số 60 là BN8512, 87 tuổi, có địa chỉ tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, mẹ của BN8231.

Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim nhiều năm, nhồi máu cơ tim năm 2017, Parkinson. Bệnh nhân già yếu, không tự sinh hoạt cá nhân được, phải có người chăm sóc hàng ngày.

Ngày 4/6, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên tình trạng bệnh tiến triển xấu dần, suy hô hấp tăng dần, nên được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 7/6.

Bệnh nhân được chẩn đoán vào viện: Viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, suy tim tăng huyết áp, Parkinson. Bệnh nhân được can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu và điều trị hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện.

Do tình trạng nhiễm trùng tiến triển nhanh trên nền bệnh nhân già yếu, nhiều bệnh lý nền nặng, bệnh nhân đáp ứng điều trị rất kém, bệnh nhân tử vong ngày 13/6/2021. Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, Parkinson.

Ca tử vong thứ 61 là BN4731, 60 tuổi, có địa chỉ tại Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh nhân có tiền sử bị u Lympho Non-Hodgkin phát hiện vào tháng 11/2019, đã hóa trị ổn định. Bệnh nhân được chẩn đoán u Lympho tái phát vào tháng 4/2021 và được điều trị hóa trị liệu tại khoa Nội 7 tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Ngày 19/5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 dương tính và được chuyển điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân được theo dõi sát và điều trị can thiệp sớm bằng thuốc chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu, kháng sinh phổ rộng, dinh dưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên tình trạng tổn thương phổi tiến triển xấu dần, bệnh nhân phải can thiệp đặt ống nội khí quản ngày 31/5.

Bệnh nhân được điều trị hồi sức: thở máy, truyền dịch, thuốc vận mạch nâng huyết áp, phối hợp kháng sinh phổ rộng và thuốc kháng nấm, điều chỉnh rối loạn đông máu, chăm sóc toàn diện. Tình trạng bệnh nhân không đáp ứng điều trị, tổn thương phổi không cải thiện, kết quả cấy dịch phế quản ra nấm Aspergillus. Bệnh nhân tử vong ngày 13/6/2021. Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do SARS-CoV-2, nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn trên bệnh nhân u Lympho Non-Hodgkin.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục