Bộ Y tế cho biết, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, cùng với bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, (từ các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi...; các bệnh dự phòng bằng vaccine như bạch hầu, ho gà, uốn ván, đến các bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập từ nước ngoài như đậu mùa khỉ).


Tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân nặng (bao gồm bệnh nhân cúm A). Ảnh tư liệu: Minh Quyết/TTXVN

Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát

Theo Bộ Y tế, năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tháng 12/2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023; các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, hiện biến thể JN.1 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. 

Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và virus hợp bào hô hấp (RSV).

Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm theo mùa, trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng; trong đó có 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Bên cạnh cúm mùa và các nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, năm 2023 trên thế giới cũng ghi nhận các trường hợp mắc cúm động lực cao như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) và cúm gia cầm A(H9N2).

Tại Việt Nam, năm 2023, tình hình các bệnh truyền nhiễm được kiểm soát và cơ bản đạt mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. 

COVID-19 đã chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B góp phần quan trọng trong việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số mắc và tử vong do sốt xuất huyết giảm mạnh so với năm 2022; tay chân miệng, sởi ghi nhận số mắc tăng so với năm 2022 nhưng được kiểm soát kịp thời, đã giảm từ tháng 10/2023; bạch hầu chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc và trong nước không ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nhóm A như tả, Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) cúm A (H5N1), cúm A (H5N6)...

Tuy nhiên theo Bộ Y tế, công tác phòng, chống dịch ở nước ta vẫn còn một số khó khăn như: dịch bệnh diễn biến chưa ổn định, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiếp tục xuất hiện; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.

Các địa bàn trọng điểm về sốt xuất huyết với số mắc lưu hành hàng năm cao đều là những địa phương đông dân cư, tình trạng đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, khu công nghiệp, tình trạng di biến động dân cư với nhiều khách du lịch, học sinh, sinh viên… nên khó khăn trong kiểm soát ca bệnh và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch.

Tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống nên khả năng miễn dịch giảm theo thời gian.

Một số nơi chưa thực sự chủ động để đảm bảo hậu cần, phục vụ công tác phòng, chống dịch dẫn đến việc không sẵn sàng về thuốc, sinh phẩm, vaccine, hóa chất, vật tư, trang thiết bị cho các hoạt động giám sát, xét nghiêm, chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, đậu mùa khỉ.

Sẵn sàng phương án ứng phó với đại dịch

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam dự báo vẫn diễn biến khó lường trong thời gian tới và tiếp tục có nguy cơ xuất hiện và lây lan các biến thể mới, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi. 

Tại Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 vừa ban hành, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành y tế xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, các địa phương củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

UBND các tỉnh, thành phố thực hiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B và nhóm C; đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn triển khai hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng.

Các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế và đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và các sở, ban, ngành liên quan, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. 

Đồng thời thường xuyên tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở để duy trì triển khai tổ phòng chống sốt xuất huyết cộng đồng để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn việc loại bỏ bọ gậy, lăng quăng tại các hộ gia đình.

Tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động tham gia tiêm chủng vaccine phòng bệnh khuyến cáo của ngành Y tế và vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.


Theo TTXVN

Các tin khác


Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn tại TP Hòa Bình

Ngày 30/1, đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Hoà Bình gồm các đơn vị: Sở Công Thương, Y tế, Công an tỉnh, Sở NN&PTNT, Cục Quản lý thị trường, Ủy ban MTTQ tỉnh đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tại thành phố Hòa Bình. 

Chương trình hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ” và Ngày hội “Xuân Hòa Bình” năm 2024

Ngày 28/1, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp Báo Tiền phong, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện "Chủ nhật đỏ” và Ngày hội "Xuân Hòa Bình” năm 2024 với thông điệp "Hiến máu cứu người – Sinh mệnh bạn và tôi”.

Bảo vệ sức khỏe khi nhiệt độ xuống thấp

Những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra rét đậm, rét hại. Nhiệt độ giảm sâu đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, tình trạng bệnh nhân vào viện thăm khám tăng cao, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ nhỏ.

Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Chiều 22/1, Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Khám, cấp thuốc miễn phí cho 300 người dân xã Văn Nghĩa

Tại Trạm Y tế xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), Công ty cổ phần Y dược học cổ truyền Hòa Bình phối hợp với Công ty cổ phần xây dựng The Sun; P3 Gym Fitnes Woman vừa tổ chức khám, tư vấn, cấp thuốc và tặng quà cho đối tượng chính sách, người hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tập trung đổi mới phương pháp làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, khai thác tiềm năng, thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín của đơn vị để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn cho người bệnh. Từ đó từng bước đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của người dân; năng lực, hiệu quả cung cấp các dịch vụ được khẳng định, có tính cạnh tranh cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục