Sau hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị số 12, ngày 4/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh hai con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác dân số. Năm 2023, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 17,9% (giảm 0,9% so với năm 2022) và là năm đầu tiên sau 10 năm toàn tỉnh có dấu hiệu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.


Cán bộ Trạm y tế xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) khám, kiểm tra sức khoẻ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Giai đoạn vừa qua, Hoà Bình là 1 trong 33 tỉnh, thành phố trong cả nước thuộc vùng mức sinh cao và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên liên tục tăng. Đặc biệt trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 cũng gia tăng và chỉ có 60,1% đảng viên vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) có hình thức xử lý. Trước thực tế này, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 12 về xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh hai con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu nhằm tăng cường giải pháp, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân số của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ sở nhằm giảmtỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tronggiai đoạn tới, phấn đấu đến năm 2025 đạt mức sinh thay thế: trung bình mỗi cặp vợ chồng có hai con theo kế hoạch của tỉnh đề ra.

Ngay sau khi Chỉ thị số 12 ban hành, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện và một số văn bản để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. UBND các huyện xây dựng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá và thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 12 tới các cơ quan, đơn vị, các xã trên địa bàn huyện. Đến nay, các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, thôn, xóm đã thực hiện tương đối tốt việc phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về nội dung của Chỉ thị. Tuy nhiên, còn có những nơi chưa triển khai cụ thể các hoạt động, nội dung đến người dân, cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động theo yêu cầu của Chỉ thị, cũng như chưa theo đúng hướng dẫn, quy trình, thủ tục về sửa đổi, bổ sung nội dung trong hương ước, quy ước/nội quy, quy chế theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP, ngày 16/8/2023 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ban chỉ đạo công tác dân số và phát triển tỉnh Hòa Bình.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Năm 2023, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 17,9%, trong đó số đảng viên sinh con thứ 3 là 45 trường hợp. Đây là tín hiệu vui sau 10 năm (từ năm 2012 - 2022) tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 5,6% tăng dần đến năm 2022 là 18,1%. Điều này cho thấy sau 2 năm ban hành Chỉ thị 12 đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác dân số và từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, khó khăn thực tế hiện nay là đa phần các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên thường là chủ động, cố tình vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, chấp nhận các hình thức xử lý để sinh thêm con; trong khi các cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ sở chưa có biện pháp, hình thức cụ thể, rõ ràng, đủ sức răn đe để xử lý các đối tượng vi phạm. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ sở gặp khó khăn, lúng túng trong công tác xây dựng các biện pháp xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể và do chưa tiếp cận, nghiên cứu sâu các văn bản quy phạm pháp luật mới.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12, UBND tỉnh chỉ đạo, thời gian tới các cấp, ngành chức năng cần tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xây dựng biện pháp, hình thức xử lý các cá nhân, tập thể có cá nhân vi phạm chính sách dân số/sinh con thứ 3 trở lên theo đúng nội dung yêu cầu của Chỉ thị số 12; tiếp tục chỉ đạo theo ngành dọc, hướng dẫn cụ thể các quy trình, công việc cần thực hiện để xây dựng các biện pháp, hình thức xử lý vi phạm chính sách dân số/sinh con thứ 3 trở lên, đưa vào nội dung trong hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, để Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và các văn bản khác xây dựng hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện, định hướng biện pháp, hình thức xử lý đối với CB,CC,VC vi phạm chính sách dân số/sinh con thứ 3 trở lên; giúp các địa phương, đơn vị thuận lợi trong việc xây dựng biện pháp, hình thức xử lý đối với CB,CC,VC vi phạm chính sách dân số/sinh con thứ 3 trở lên đưa vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trình Ban chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh xem xét, ban hành.

Đỗ Hà


Các tin khác


Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục