Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mạn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm. BKLN đang là vấn đề thách thức lớn đối với xã hội và hệ thống y tế toàn cầu. Tại Việt Nam, theo số liệu công bố mới đây, tỷ lệ tử vong do các BKLN chiếm 81,4% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó chủ yếu do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh hô hấp mạn tính. Tỉnh Hòa Bình không nằm ngoài tỷ lệ chung toàn quốc. Hiện nay, các cơ sở y tế của tỉnh thường xuyên gia tăng lượng bệnh nhân mắc các BKLN.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm cho người dân tại xã Đồng Tâm.
Đồng chí Phạm Văn Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy cho biết: Trong những năm qua, công tác phòng, chống BKLN tại huyện được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đồng thời huyện có sự chỉ đạo đối với các trạm y tế xã, thị trấn, do đó hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Năm 2023 phát hiện mới 1.298 bệnh nhân cao huyết áp, đến nay có 5.343 bệnh nhân, quản lý điều trị mới 750 bệnh nhân; đối với bệnh đái tháo đường phát hiện mới 235 bệnh nhân, đến nay có 1.302 người mắc, quản lý điều trị 641 bệnh nhân. Hoạt động khám sàng lọc các yếu tố nguy cơ được quan tâm. Trong năm qua đơn vị tổ chức khám sàng lọc các bệnh: đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại các xã: Đồng Tâm, Khoan Dụ, An Bình, Hưng Thi, Thống Nhất và thị trấn Chi Nê, với tổng số khám 12.000 người, các đơn vị còn lại tiếp tục triển khai trong năm 2024.
Đồng chí Bùi Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Trên địa bàn toàn tỉnh, năm 2023, tổng số người phát hiện mắc mới cao huyết áp gần 16 nghìn người; bệnh đái tháo đường 2.200 người; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gần 290 người... Nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các BKLN, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển KT-XH của tỉnh, ngày 26/5/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về phòng, chống BKLN và rối loạn sức khoẻ tâm thần tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó đề ra mục tiêu và các giải pháp cụ thể đến năm 2025 cần đạt được, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện, thành phố. Mới đây, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai thực hiện phòng, chống BKLN và rối loạn sức khỏe tâm thần năm 2024 cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và hệ thống y tế toàn tỉnh. Trong đó thảo luận, thống nhất hoạt động phấn đấu đạt các chỉ tiêu của Kế hoạch số 274/KH-SYT, ngày 29/1/2024 của Sở Y tế. Tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp: Xây dựng kế hoạch phòng, chống BKLN; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe; quan tâm triển khai công tác phát hiện, quản lý, điều trị, chăm sóc người BKLN; củng cố năng lực phòng, chống BKLN và hệ thống giám sát BKLN.
Theo các chuyên gia y tế, các BKLN yếu tố nguy cơ có nhiều, nhưng phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ là: Hút thuốc lá (hoặc thuốc lào), thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý. Đặc biệt, tỷ lệ mắc các BKLN gia tăng báo động ở bệnh nhân trẻ. Tuy nhiên, 4 yếu tố nguy cơ chung có thể thay đổi được. Như vậy, để phòng tránh tốt nhất sự xuất hiện của các BKLN, mỗi người dân cần thực hiện tốt việc giảm thiểu yếu tố nguy cơ bằng các biện pháp như: Bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực, tích cực tham gia thể dục thể thao; hạn chế rượu, bia và có chế độ ăn uống hợp lý... Hạn chế muối, đồ ăn chế biến sẵn, đồ xào rán, đồ uống ngọt, có ga, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi… Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế mắc các BKLN.
Hương Lan
Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.
Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.
Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.
Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.
Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?
Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.